So với 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cần đặc biệt tăng cường bổ sung các dưỡng chất quan trọng vì giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh về hình dạng cơ thể cũng như cấu trúc não bộ. Do đó, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần được chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Hãy cùng Hoctiensan.com tham khảo bài viết dưới đây nhé!
I. Những biến đổi trong 3 tháng giữa thai kỳ
Tăng cân nhanh chóng: Từ đầu tuần thứ 4 đến hết tuần thứ 27, bé tăng cân rất nhanh. Có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 lần kích thước ban đầu, khoảng 50-70gam/tuần.
Phân biệt giới tính: Từ thời điểm này trở đo mẹ đã có thể phân biệt được giới tính thai nhi thông qua thiết bị siêu âm. Do đó, giới tính thai nhi cũng góp phần thay đổi chế độ ăn uống của mẹ bầu
Bé có thể nghe: Từ tuần thứ 16-18 thai kỳ, bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Thính giác của bé ở giai đoạn này đã được hoàn thiện. Vì vậy, bạn nên cho bé nghe nhạc cổ điển hoặc giao hưởng để tăng trí thông minh cho bé sau này.
Bé mở mắt: Đến gần cuối quý 2 thai kỳ,bé có thể đóng mở mắt như bình thường mà không bị nước ối ngăn cản.
Bé biết đạp: Từ tuần 18-20 trở đi, cơ thể mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp của con. Mẹ hãy theo dõi thường xuyên để nhận biết được tình hình sức khỏe của thai nhi nhé!
Cảm nhận mùi vị thức ăn: Trước đây, thai nhi hấp thu dinh dưỡng bằng cách nuốt nước ối mỗi ngày. Tuy nhiên đến giai đoạn nàu, bé bắt đầu cảm nhận được mùi vi của thức ăn. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm an toàn trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ là điêu rất cần thiết.
II. Vai trò của dinh dưỡng trong thai kỳ
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần phải gia tăng khẩu phần ăn chứa các thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic và khoáng chất cần thiết khác. Mẹ bầu kém dưỡng chất trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ ăn ít hoặc kém dưỡng chất làm cho sự phát triển của các tế bào có thể không đạt được sự tối ưu, điều này khiến cho thai nhi bị nhẹ cân lúc sinh, không những làm tăng các nguy cơ sức khỏe cho trẻ ngay lúc sinh mà còn về lâu dài.
III. Mẹ bầu cần bổ sung gì cho 3 tháng giữa thai kỳ?
3 tháng giữa thai kì là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi vì vậy mẹ bầu cần được đáp ứng năng lượng cho mẹ bầu khi có thai. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên tăng 250kcal/ ngày, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm…
1. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4
Ở thời điểm này, tình trạng ốm nghén hầu như chấm dứt ở các mẹ bầu, đây là lúc mẹ bầu cần ăn uống nhiều hơn để thai nhi phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể một cách tốt nhất. Mẹ bầu bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt từ thịt gà, các loại đậu, rau màu xanh…Đồng thời tăng cường hấp thụ chất sắt, vitamin C từ các loại hoa quả như chanh, cam, dưa hấu hay các loại rau như ớt chuông, bông cải xanh.
2. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5
Tháng thứ 5 thai nhi phát triển mạnh về não bộ, bởi vậy chế độ dinh dưỡng cần bổ sung để kích thích cho não bộ của thai nhi phát triển trọn vẹn nhất. Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cần hạn chế ăn quá nhiều thịt, thực phẩm chứa đường trắng vì thực phẩm này khiến não không linh hoạt, phát triển chậm hơn. Thay vì đó, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá, các loại đậu…Ngoài ra, mẹ bầu cần hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn.
3. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6
Ở tháng này các mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm như khoai tây, rau cải trắng, thịt bò, thịt lợn, trứng, hoa quả để bổ sung sắt đầy đủ cho thai nhi. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như lòng trắng trứng, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi để thai nhi không bị còi xương, yếu răng lợi hay mắc các tật bẩm sinh… Dựa vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mẹ cần hạn chế các thực phẩm chứa dầu mỡ, muối để hạn chế phù chân ở mẹ bầu, các huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch về sau, ngoài ra uống thêm vitamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kỳ.
IV. Một số lưu ý đối với mẹ bầu
Thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai phụ dễ thiếu máu, thiếu sắt, mẹ bầu ngoài bổ sung thực phẩm thì cần đảm bảo đủ chất bằng cách uống viên sắt bổ sung với hàm lượng sắt nguyên tố 60mg và 400 μg acid folic. Tùy theo sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê viên uống cho phù hợp, bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để hấp thụ tối đa dinh dưỡng đưa vào cơ thể nuôi dưỡng thai nhi. Vì chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể nhiều, nên mẹ bầu nên tăng cường uống nước để tránh tình trạng táo bón.