Việc phải giảm cân khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ bầu bị thừa cân và cần kiểm soát cân nặng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và các vấn đề sức khỏe khác. Việc phải giảm cân khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ bầu bị thừa cân và cần kiểm soát cân nặng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và các vấn đề sức khỏe khác. Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu bà bầu giảm cân khi mang thai như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

I. Giảm cân khi mang thai có an toàn không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ bé phì có thể giảm một số nguy cơ mắc một số biến chứng như đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật bằng cách giảm cân khi mang thai. Nhưng quá trình bà bầu giảm cân của bạn nên được theo dõi bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.

Thông thường, phụ nữ mang thai không được khuyến khích giảm cân hoặc ăn kiêng. Hiện tượng sút cân trong 3 tháng đầu tiên do ốm nghén hoặc buồn nôn là hoàn toàn bình thường và sau đó mẹ bầu sẽ tăng cân trở lại thậm chí tăng nhiều hơn trong hai tam cá nguyệt tiếp theo.

Giảm cân khi mang thai liệu có an toàn?

II. Có thể ăn kiêng khi mang thai không?

Phụ nữ mang thai không nên thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc giảm lượng kalo trong thai kỳ bởi điều này có thể mang đến sự thay đổi tế bào ở thai nhi. Ngoài ra, việc mẹ bầu cắt giảm đột ngột lượng kalo cần hấp thụ còn làm tăng nguy cơ bé yêu mắc phải chứng béo phì sau khi ra đời.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ là rất cần thiết trong thai kỳ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách giảm cân bằng việc hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đường calo trong các thức uống đồng thời tăng lượng trái cây, rau, cá ít béo và thịt nạc.

III. Cách giảm cân khi mang thai an toàn

1. Tìm ra mức cân nặng phù hợp

Ngay cả khi thừa cân, bạn vẫn sẽ tăng cân trong thời gian mang thai bởi lối suy nghĩ ” ăn để bổ con”. Do vậy, bạn nên kiểm tra cân nặng hiện tại, đi kèm với biểu đồ mang thai để tính toán số cân nặng cần tăng hoặc giảm và đặt mục tiêu kiểm soát mức cân nặng trong giới hạn này.

Ngoài ra, bạn nên cân vào cùng một thời điểm trong ngày và trên cùng một chiếc cân để có sự thống nhất. Một lưu ý nhỏ là bạn đừng cân quá thường xuyên để hạn chế cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng không mong muốn.

2. Tính toán lượng calo cần hấp thụ

Nếu muốn giảm cân một cách an toàn, bạn sẽ cần tính toán cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày để bạn và em bé khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai nên nạp vào ít nhất 1.700 calo/ngày. Bằng cách theo dõi lượng thức ăn của mỗi bữa và tính toán một chút, mẹ bầu có thể biết nếu bạn đang ăn nhiều hơn những gì cơ thể cần.

Cần tính toán lượng calo cần hấp thụ

3. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày

Bà bầu giảm cân tập thể dục ở mức độ vừa phải một cách thường xuyên là thói quen được khuyến khích trong thời gian mang thai. Điều này không chỉ giúp bạn có thể giảm cân nặng mà các cơn đau xảy ra do sự thay đổi của cơ thể cũng vơi bớt. Những hình thức vận động dành cho mẹ bầu bao gồm bơi, đi bộ hoặc yoga…

4. Uống nhiều nước

Uống đủ nước trong khi mang thai rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn tập thể dục. Thêm vào đó, việc uống đủ nước (trên 2 lít nước/mỗi ngày) cũng khiến mẹ bầu cảm thấy no và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều.

5. Chia ra nhiều bữa nhỏ

Nếu luôn cảm thấy đói trong suốt cả ngày dài, mẹ bầu có thể ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa đồng thời hạn chế được những khó chịu cho hệ tiêu hóa do bào thai đang phát triển bên trong gây ra, chẳng hạn như ợ nóng, khó tiêu…

6. Bổ sung vitamin

Bên cạnh thực phẩm, phụ nữ mang thai có thể bổ sung vitamin dưới dạng viên nén với sự tư vấn của bác sĩ. Những viên uống bổ sung này sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà không phải tiêu thụ thực phẩm hơn mức cần thiết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây