Việc trẻ bỏ bú bình có thể khiến nhiều cha mẹ hoang mang và lo lắng bởi ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho bé. Hiểu được điều này, KidsPlaza xin chia sẻ cùng mẹ các nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ bỏ bú bình. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mẹ cần biết:
- Bé lạ lẫm với việc bú bình: So với cảm giác quen thuộc khi ti mẹ, bú bình mang đến cho bé trải nghiệm hoàn toàn mới, có thể khiến bé bỡ ngỡ và “quay lưng”. Hãy kiên nhẫn cho bé thời gian để làm quen nhé!
- Bé chưa đến giờ ăn: Việc cho bé bú bình khi bé chưa thực sự đói cũng là nguyên nhân khiến bé “ngó lơ” chiếc bình. Hãy quan sát nhu cầu của bé để điều chỉnh thời gian bú phù hợp.
- Núm ti không phù hợp: Núm ti quá cứng so với ti mẹ mềm mại có thể khiến bé khó chịu và bỏ bú. Hãy chọn núm ti có kích thước và chất liệu phù hợp với bé.
- Van chống sặc hỏng: Van chống sặc hoạt động không tốt khiến sữa chảy quá nhanh, khiến bé sợ hãi và bỏ bú. Hãy kiểm tra và thay thế van chống sặc nếu cần thiết.
- Mùi vị sữa bột không hợp: Mùi vị sữa bột khác biệt so với sữa mẹ có thể khiến bé kén chọn. Hãy thử đổi loại sữa bột hoặc pha loãng sữa hơn để bé dần thích nghi.
- Mọc răng : Khi mọc răng, bé có thể cảm thấy khó chịu và không muốn bú bình. Hãy thử thoa gel giảm đau hoặc cho bé gặm cắn vật dụng mềm để bé thoải mái hơn.
- Tư thế không hợp lý hoặc người lạ cho bú: Tư thế bú không thoải mái hoặc việc cho bé bú bởi người lạ có thể khiến bé cảm thấy lo lắng và bỏ bú. Hãy tạo môi trường bú bình an toàn, thoải mái và quen thuộc cho bé.
Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ bỏ bú bình?
Chọn sữa công thức phù hợp với bé
Để giải quyết tình trạng trẻ bỏ bú bình mẹ cần lựa chọn loại sữa công thức có hương vị mà bé thích. Mẹ có thể quan sát nhu cầu ăn của con, từ đó chọn sữa có vị ngọt hoặc nhạt theo khẩu vị của bé. Mẹ cũng lưu ý đến thời gian mở hộp và hạn sử dụng của sữa để tránh làm thay đổi mùi vị nhé.
Quan tâm đến nhiệt độ khi pha sữa
Nhiệt độ sữa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc ti bình của bé. Mẹ cần tìm hiểu xem bé nhà mình thích uống sữa ấm, sữa lạnh hay sữa ở nhiệt độ phòng để có những điều chỉnh cho phù hợp nhất. Nhưng cần đảm bảo nhiệt độ sữa không quá nóng để tránh gây bỏng cho bé.
Chọn thời điểm cho bé bú bình
Bé đang quấy khóc hoặc ăn no cũng khiến bé từ chối với việc bú bình. Vì vậy để bé hợp tác với việc bú bình thì mẹ nên tránh hai thời điểm này. Mẹ nên chọn những lúc con đang chơi vui vẻ hoặc thấy con có dấu hiệu đòi ăn thì cho bú sớm. Đừng để đến lúc con quá đói, sinh cáu gắt sẽ sinh ra tình trạng trẻ bỏ bú bình.
Xem lại sữa mẹ
Nếu bé đang bú bình từ sữa mẹ vắt ra mà bỏ bú thì mẹ nên kiểm tra chất lượng sữa của mình. Bởi nếu sữa mẹ có mùi bất thường do chế độ ăn uống thì cũng sẽ khiến bé thấy sợ.
Để sữa mẹ luôn thơm ngon, hấp dẫn bé thì trong thực đơn hàng ngày mẹ nên tránh những thực phẩm nặng mùi hoặc những đồ uống có chứa chất kích thích. Bên cạnh đó mẹ cũng cần lưu ý bảo quản sữa đã vắt đúng cách để đảm bảo giữ nguyên hương vị của sữa.
Bài viết đã chỉ ra những lý do phổ biến khiến trẻ bỏ bú bình, từ việc không thích núm vú đến vấn đề sức khỏe hay môi trường xung quanh. Nhờ vậy, cha mẹ có thể xác định chính xác nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp.
Xem thêm: