9+ phương pháp dạy trẻ nhút nhát tự tin hơn cực kỳ hiệu quả

0
300

Theo như nghiên cứu, hiện nay có rất nhiều trẻ em mắc phải chứng thiếu tự tin, nhút nhát. Bé luôn có xu hướng thu mình lại ở nơi đông người hoặc là ngại không giao tiếp với ai. Như vậy, đâu là phương pháp dạy trẻ nhút nhát để trẻ tự tin hơn thể hiện mình trước đám đông? Trong bài viết này, Học Tiền Sản sẽ chia sẻ cho ba mẹ những phương pháp dạy trẻ tự tin khi giao tiếp, nhất là khi đứng trước đám đông.

Dạy cho trẻ tính độc lập

Phương pháp dạy trẻ nhút nhát đầu tiên, cha mẹ hãy để cho con được tự làm những việc mà con có thể làm như là nấu cơm, rửa bát, quét nhà hoặc để con tự vệ sinh cá nhân, chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến lớp. Ba mẹ hãy để cho con toàn quyền được quyết định chọn mặc quần áo gì, chọn đồ gì còn ba mẹ thì sẽ chỉ giúp trẻ phối đồ để sao cho phù hợp mà thôi.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể giúp con thể hiện sự tự tin của mình bằng cách khi đi ăn ở nhà hàng cùng cha mẹ thì hãy để trẻ tự gọi món ăn, để trẻ xếp hàng tự mua vé tham quan.. Đây là những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả khi bé được nói lên suy nghĩ và mong muốn của chính mình.

phuong_phap_day_tre_nhut_nhat

Phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát

Xem thêm: Phương pháp giáo dục trẻ em ở nhật bản

Tạo cơ hội để con chơi với các bạn khác

Để trẻ được tự do chơi với các bạn bè cùng lứa tuổi, việc này sẽ giúp cho trẻ không còn nhút nhát, có cảm giác an toàn hơn. Nghiên cứu đã chỉ cho rằng việc chơi với những bạn cùng trang lứa sẽ giúp trẻ tự tin nói ra những gì trẻ suy nghĩ, mong muốn mà không sợ bị ai la mắng hay sợ bị sai. Lâu dần, khi điều này trở thành thói quen, bé sẽ học được cách nói lên quan điểm, suy nghĩ cá nhân của mình.

Thường xuyên nói chuyện với con

Một trong những phương pháp dạy trẻ nhút nhát là ba mẹ hãy cùng trò chuyện với con hàng ngày và trong quá trình trò chuyện hãy thường xuyên hỏi con suy nghĩ của con là gì. Ba mẹ cần khuyến khích, động viên trẻ bày tỏ quan điểm và ý kiến riêng của mình một cách chủ động. Ngoài ra, cùng với những câu hỏi mà ba mẹ đặt ra cho bé thì ba mẹ hãy tạo cho con động lực bằng cách đưa ra những câu tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục bố mẹ và những câu phản biện hợp lý. Nếu như bé được thực hành thói quen phản biện này thường xuyên thì bé chắc chắn sẽ tự tin hơn khi đứng trên sân khấu hay đứng trước đám đông để thuyết trình hoặc kể một câu chuyện nào đấy. 

Để trẻ được thể hiện mình

Hãy trao cho con cơ hội để được thể hiện bản thân mình bằng cách nếu như con còn có em nhỏ thì hướng dẫn em học bài hoặc giải bài toán giúp em. Khi trẻ được trao quyền giảng bài cho em thì đó chính là lúc trẻ được học kỹ năng nói trước đám đông để có thể thuyết phục người khác. Mặt khác, ba mẹ có thể cho con cơ hội khác như là cho trẻ đi học thêm ở các lớp kỹ năng sống, các lớp học múa, học hát. Khi đó, trẻ có cơ hội được lên sân khấu biểu diễn trước đám đông, từ đó bé cũng sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn và không còn sợ hãi nhiều thứ nữa.

Dạy cho trẻ biết cách lắng nghe

Trước hết, để có thể là người nói tốt thì bé cần phải là người nghe tốt đã. Vì vậy mà cha mẹ hãy dạy trẻ học cách lắng nghe lời người lời người khác nói bằng cách không vội cắt ngang lời người khác, mà phải lắng nghe lịch sự và luôn quan sát thái độ của người đối diện, chờ đến lượt mình thì mới trình bày hay bày tỏ quan điểm cá nhân. Đây là việc khá đơn giản mà ba mẹ có thể thực hành với con hàng ngày. Ví dụ như khi bé và em tranh nhau kể tội, thì ba mẹ nên ngăn con lại và chấn chỉnh con để sao cho từng đứa trẻ nói chỉ khi đến lượt mình, và nhất định là đứa trẻ này nói thì đứa còn lại sẽ phải lắng nghe. Nếu trẻ đã học được cách lắng nghe rồi thì ba mẹ sẽ luyện cho bé cách nói chuyện có đầu, có đuôi, lôgic và thuyết phục người khác. 

phuong_phap_day_tre_nhut_nhat (2)

Phương pháp dạy trẻ nhút nhát giay con biết  lắng nghe

Xem  thêm: Bật mí phương pháp dạy trẻ thông minh sớm đúng cách ba mẹ nên áp dụng

Xây dựng cho con những giá trị bên trong

Giống như người lớn, một em bé không thể nói tốt khi đứng trước đám đông nếu như bé không biết mình phải nói gì. Những điều ở bên trong của bé là những thứ mà ba mẹ cần phải hỗ trợ và bổ sung thêm cho con một cách từ từ, rèn luyện qua nhiều tháng năm, từ trong chính gia đình của mình. Chẳng hạn như ba mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện, cho con đọc những loại sách phù hợp với độ tuổi và chỉ xem phim có nội dung bổ ích. Lâu dần, những kiến thức mà bé thu được sẽ giúp con có tầm hiểu biết rộng lớn và những quan điểm độc lập. Khi mỗi đứa trẻ có được nhiều giá trị bên trong của mình thì những lời bé nói ra khi đứng trước đám đông chắc chắn sẽ mang tính thuyết phục và đầy tự tin.

Phương pháp dạy trẻ nhút nhát: không nên bắt ép trẻ

Ba mẹ hãy nhớ rằng tất cả những phương pháp dạy trẻ nhút nhát đều chỉ là bước đầu và là nền tảng tạo dựng cho con tương lai sau này. Vì vậy, bé cần được làm những điều này trong trạng thái mà bé thích và cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Trong trường hợp trẻ ở một đám đông mà con không muốn xuất hiện hay cảm thấy lạc lõng thì ba mẹ không nên ra sức ép con, tuy vậy, ba mẹ có thể đưa con đến những môi trường khác nhau để giúp bé làm quen từ từ và học hỏi dần dần bằng cách để cho bé được ở bên cạnh mình quan sát, sau đó bé sẽ làm quen với những người bạn xung quanh. Lâu dần, bé sẽ cảm thấy môi trường mới là an toàn và tự tin trong môi trường đó.

phuong_phap_day_tre_nhut_nhat (1)

Phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả

Xem thêm: 10+ những cách dạy con 1 tuổi của người nhật mà ba mẹ có thể tham khảo

Chia sẻ cùng con những thất bại đầu tiên

Một số em bé tỏ ra rất thoải mái khi phải đứng trước đám đông nhưng bên cạnh đó có những em bé cảm thấy hoàn toàn áp lực rồi rơi vào trạng thái chẳng biết nói gì rồi biểu diễn vụng về, nói lắp bắp dù đã được chuẩn bị rất kĩ càng trước đó. Đây là lúc mà trẻ đang rất mất tự tin vậy thì ba mẹ hãy chia sẻ thật chân thành với con để con có thể vượt qua khiến cho trẻ không còn sợ hãi trong lần kế tiếp phải đứng trước đám đông. Ba mẹ có thể sử dụng những câu động viên như “Không sao, mẹ cũng đã từng như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt. Con đã giỏi hơn mẹ rất nhiều.” chắc chắn sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt nặng nề với sai lầm của mình và sẽ tự tin cho những lần sau đó.

Xem thêm:

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây