Bước sang tháng thứ 5 cơ thể mẹ bầu thay đổi đáng kể, vì thế mà bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lí. Dưới đây là bài viết về chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 cực chuẩn. Hãy cùng Hoctiensan.com tham khải mẹ nhé!

I. Cơ thể bà bầu thay đổi như thế nào ở tháng thứ 5?

  • Tử cung to ra khiến bụng dưới lộ rõ hơn, chiều cao của đáy tử cung ngang với rốn, thể trọng tăng nhanh, ngữ và mông nở ra, ở ngực và bụng cũng bất đầu xuất hiện các vết rạn.
  • Bà bầu cũng cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi khắp cơ thể do khớp và dây chằng giãn ra.
  • Có thể thấy chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng lên do cơ thể đang tích nhiều nước hơn bình thường.
  • Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều. Giai đoạn này trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh chóng.
  • Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
  • Tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực có thể xuất hiện sữa non
Ở tháng thứ 5, mẹ bầu có sự thay đổi đáng kể

II. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé phát triển rất nhanh, có chiều dài khoảng 15-16 cm, trọng lượng khoảng 240-260g, lúc này, các bộ phận trên cơ thể bé đã bắt đầu phát triển rõ rệt, mắt mũi, miệng, tóc, móng tay, móng chân cũng dần dần rõ nét hơn. Nhịp đập của tim trong giai đoạn này cũng bắt đầu nhanh và mạnh hơn, bộ xương và cơ cũng từng bước phát triển… Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác. Bé đã có thể nghe được giọng nói của cha mẹ. Do đó mẹ có thể nói chuyện với bé và bổ sung chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 như mình muốn nhé!

III. Mẹ bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng gì ở tháng thứ 5?

1. Bổ sung chất đạm

Ngoài việc đảm bảo về mặt số lượng khi đáp ứng nhu cầu tăng thêm 340 calo của cơ thể nhưng mẹ bầu cũng phải đảm bảo về mặt chất khi cung cấp cho cơ thể đầy đủ nguồn dưỡng chất như: vitamin, khoáng chất, calo…cần thiết cho cơ thể ở giai đoạn này.

Trong giai đoạn này, nhu cầu về chất đạm trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 của mẹ sẽ tăng lên. Mẹ cần bổ sung cho cơ thể tối thiểu 60g mỗi ngày. Nhiều chuyên gia còn khuyên mẹ bầu nên bổ sung từ 75g – 100g Protein mỗi ngày. Một số loại thực phẩm tốt giúp bổ sung lượng Protein cho mẹ bầu có thể kể tên như: Thịt, trứng, thịt gia cầm, sữa và thịt lợn…Còn nếu như mẹ ăn chay thì mẹ có thể bổ sung Protein từ các loại đậu, đậu nành, đậu xanh, phô mai, đậu hũ hay là ngũ cốc nguyên hạt mẹ nhé.

Mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất đạm cho cơ thể

2. Chất béo

Chất béo là một phần chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Mẹ nên biết rằng 25-35% lượng calo đến từ chất béo. Điều mà mẹ bầu quan tâm là phải chọn loại chất béo lành mạnh sẽ làm giảm mức Lipid đồng thời cung cấp thêm lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, mắt cũng như hệ thần kinh của thai nhi.

3. Vitamin và các khoáng chất

Canxi và Sắt là hai chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 bởi:

  • Canxi giúp bé phát triển hệ xương khỏe mạnh
  • Sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới mang oxy tới khắp cơ thể của mẹ và qua nhau thai tới cơ thể bé. Mẹ bầu sẽ cần có ít nhất là 1.000 miligam Canxi và 27 miligam Sắt mỗi ngày trong thực phẩm hay chất bổ sung.

4. Carbonhydrate

Carbohydrate cung cấp cho cơ thể phần lớn nhu cầu về năng lượng trong suốt thời kì mang thai. Để cung cấp lượng carbohydrate cho cơ thể, mẹ nên ăn thêm những loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây hay rau xanh thay vì ăn bánh ngọt. Những loại thực phẩm này không chỉ chứa Carbohydrate mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ (hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tránh táo bón thường gặp ở nhiều mẹ bầu) cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Thông thường, lượng Carbohydrate nên chiếm từ 40 – 50% lượng calo hàng ngày. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì tốt hơn hết là mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về lượng Carbohydrate này nhé.

Ngoài ra, còn các chất dinh dưỡng khác mẹ cần bổ sung

IV. Bà bầu mang thai tháng thứ 5 không nên ăn gì?

Trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh. Mẹ nên cho một chế độ ăn uống hài hòa các loại thức ăn luân phiên thay vì chỉ tập trung một loại. Hơn nữa, mẹ nên giảm lượng đường cũng như thức ăn có nhiều Natri và thức ăn tái sống, chưa chín kỹ nữa.

Mẹ cũng không nên ăn những loại trái cây nhiệt đới như đu đủ xanh, dứa. Mặc dù loại trái cây này có chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ nhưng lại có chứa Bromelain có thể làm mềm tử cung, gây co bóp có thể dẫn tới sảy thai, đặc biệt không tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn này.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây