Trong thai kỳ, mẹ bầu thường kiêng khem nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, dứa cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng lo lắng quá về điều này, hãy cùng Hoctiensan.com tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Ăn dứa có tác dụng gì?

Hỗ trợ miễn dịch: Dứa chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại các chứng cảm lạnh thông thường.

Giúp xương chắc khỏe: Dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng bà bầu giúp việc phát triển xương và các mô liên kết.

Ngăn ngừa táo bón: Là một loại trái cây chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu ăn dứa ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Lượng bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Giảm ốm nghén: Trong một số trường hợp, ăn dứa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng ốm nghén khi mang thai.

Ăn dứa giúp giảm ốm nghén ở bà bầu

Điều trị giãn tĩnh mạch: Hầu hết các mẹ bầu đều bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.

Cung cấp các vitamin nhóm B: Vitamin B1 hay thiamine rất hữu ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim. Vitamin B6 và pyridoxine có nhiệm vụ cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Nó cũng mang đến cảm giác dễ chịu khi bị ốm nghén. Thiếu vitamin B6 dẫn tới thiếu máu, và vitamin B6 có nhiều trong quả dứa giúp hình thành hồng cầu.

II. Những nguy cơ có thể xảy ra khi bà bầu ăn dứa

1. Chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày

Nếu mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm hay đường tiêu hóa yếu thì nên tránh loại trái cây này. Các axit có trong dứa có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày.

2. Sẩy thai

Bromelain có trong dứa nếu sử dụng ở mức hợp lý đem lại nhiều lợi ích. Trái lại, bà bầu ăn dứa sẽ làm tăng lượng bromelain quá mức trong cơ thể, ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm. Nó cũng gây nôn mửa, phát ban và co thắt tử cung trong 3 tháng đầu thai kỳ.

3. Tăng lượng đường trong máu

Tuy dứa không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường trong thai kỳ, nhưng chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.

4. Gây các cơn đau ở cơ địa nhạy cảm

Ăn dứa quá mức có thể gây ra đau sưng trên lưỡi, má trong và môi. Những điều này sẽ biến mất trong một thời gian. Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh sử dụng nếu bạn đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày, đang có nguy cơ sẩy thai, tình trạng đông máu hay huyết áp thấp.

Tuy nhiên ăn dứa quá nhiều gây nên nhiều nguy hại với bà bầu

III. Bà bầu có nên ăn dứa? 

Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.

100% lượng vitamin và khoáng chất phụ nữ cần đều được dứa cung cấp đủ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Với thắc mắc “bà bầu tháng thứ mấy được ăn dứa” thì lời khuyên từ chuyên gia y tế là mẹ nên bắt đầu vào những tuần cuối của thai kỳ, tốt nhất là trước khi bé chào đời 2 – 3 tuần.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây