Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng bình thường của thai kỳ, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của sảy thai. Bơi vậy bà bầu cần nắm rõ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai cũng như cách khắc phục tình trạng này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

I. Vì sao phụ nữ lại bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai?

Theo thống kê có khoảng 80% bà bầu đau bụng trái trong thai kỳ. Nó có thể là một biểu hiện thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân đầu tiên gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do trứng thụ tinh được cấy vào tử cung. Đi kèm với đó là các triệu chứng ốm nghén và những cơn đau sẽ biến mất sau vài tuần.

Bà bầu bị đau bụng trái khi mang thai vì một số nguyên nhân khác nhau

Thứ hai là do sự kéo dài tử cung và căng thẳng của dây chằng. Khi bào thai càng phát triển, dây chằng bên trái bị kéo căng sẽ gây nên những cơn đau bụng. Có khi cơn đau kéo dài đến tận háng.

Ở những tháng cuối thai kỳ dịch vị trong dạy hay tá tràng tăng lên là một lí do tiếp theo khiến bà bầu bị đau bụng dưới. Ngoài ra, việc thay đổi hooc môn gây rối loạn tiêu hóa cũng là thủ phạm gây nên tình trạng này.

II. Bà bầu bị đau bụng dưới với những nguy cơ tiềm ẩn nào?

1. Mang thai ngoài tử cung

Khi gặp tình trạng này ngoài những cơn đau bụng khủng khiếp, kéo dài thì thai phụ còn bị buồn nôn, chảy máu âm đạo bất thường.

Trứng được thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại nằm ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng gây nên những cơn đau sau khoảng 6-7 tuần. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc đình chỉ thai sớm.

2. Cảnh báo sảy thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ có nguy cơ sảy thai cao nhất. Khi bị sảy thai sẽ xuất hiện những cơn đau quặn ở bụng dưới, đi kèm cơn co thắt, âm đạo ra huyết hồng hoặc đỏ tươi.

Vậy nên khi khi gặp cơn đau bụng như co rút âm ỉ hoặc nhói kèm theo những cơn đau nhói ở lưng hoặc xương chậu thì bạn cần đến bác sĩ ngay.

Đau bụng trái có thể là dấu hiệu của sảy thai

3. Tiền sản giật

Nhiều bà bầu đau bụng trái khi mang thai là do tiền sản giật. Tình trạng này xảy ra do thai phụ bị tăng huyết áp, gây rối loạn mạch máu dẫn đến căng vùng bụng.

Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, khiến mắt, gan, thận hoạt động không ổn định. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu nên phải cực kỳ cẩn trọng.

4. Bị nhiễm trùng đường tiểu

Ở mức độ viêm nhiễm nặng sẽ gây nên những cơn đau rát, nóng buốt ở vùng bụng dưới bên trái. Bởi vậy khi thấy ngứa vùng kín, đi tiểu bị rát, nước tiểu đổi màu… thai phụ cần đi khám ngay.

III. Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Khi bà bầu đau bụng trái gây nên bởi những nguyên nhân thông thường, bà bầu có thể giảm đau bằng những cách thức đơn giản sau:

Có rất nhiều cách khắc phục đau bụng trái khi mang thai me có thể áp dụng
  • Thay đổi vị trí nằm nghiêng sang bên phải một cách từ từ và nghỉ ngơi thoải mái để giảm các cơn đau.
  • Thực hiện các bài tập nghiêng theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai
  • Dùng túi nước ấm, túi chườm nóng đặt lên vùng bị đau.
  • Ngâm tắm nước nóng để thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Đối với những trường hợp cơn đau bụng kéo dài kèm theo chảy máu âm đạo, khó thở thì mẹ bầu cần đến các bệnh viện, phòng khám để kiểm tra ngay.
  • Bởi dù xác suất không lớn thì cũng không loại trừ trường hợp bà bầu gặp phải các tình trạng nguy hiểm, thậm chí là bị u nang buồng trứng.

Tốt nhất trong suốt thai kỳ bạn nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn. Và nếu đau bụng dưới bên trái khi mang thai phải theo dõi sát sao và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây