Vì sao bà bầu không được rướn người lấy đồ trên cao?

1
911

Để thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, bà bầu phải kiêng cữ rất nhiều thứ từ việc ăn uống đến hành động. Vì sao bà bầu không được rướn người? Hành động này sẽ gây ảnh hưởng ra sao? Hãy cùng giải mã nguyên nhân mẹ nhé!

Vì sao bà bầu không được rướn người?

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ruon-nguoi-1

Bà bầu rướn người có sao không?

Rướn người là hành động con người thực hiện thường xuyên trong cuộc sống, thường gặp trong các trường hợp lấy đồ vật trên cao như phơi quần áo; lấy chén đĩa, đồ vật trên tủ bếp; hái trái cây,… Chỉ một cái rướn người, một cái nhón chân là có thể dễ dàng lấy được đồ dùng bản thân cần, do đó chúng ta lười lấy ghế hoặc thang để trèo lên. Thông thường, hành động này không gây nguy hiểm, chỉ một số ít có thể bị căng cơ, căng dây chằng do hoạt động đột ngột. Vậy, bà bầu rướn người có sao không?

Đối với người mang bầu, rướn người là một trong những điều kiêng kỵ cần phải tránh. Đây kinh nghiệm mà ông bà ta từ xưa truyền lại. Kiêng cữ này không phải mang tính tâm linh mà có cơ sở. Nguyên nhân phụ nữ mang bầu không được rướn người là do gây hại tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời mang lại những hậu quả không lường trước. Chẳng hạn: 

  • Hành động rướn người với tay của mẹ bầu sẽ làm căng giãn phần cơ bụng, gây nên tình trạng mỏi cơ, xương, khiến cho bản thân mệt mỏi, khó chịu.
  • Khi rướn người mẹ bầu bắt buộc phải kiễng chân. Lúc này, trọng lượng cơ thể sẽ dồn xuống các đầu ngón chân. Do đó, mẹ cần phải cố sức để giữ tư thế thăng bằng dẫn đến gây ra áp lực lớn, cơ thể phải hứng chịu, hoàn toàn không tốt cho thai nhi.
  • Rướn người lấy các đồ vật ở trên cao, đôi khi sẽ lỡ tay vào rơi vỡ hoặc các vật nặng rơi trúng người gây hậu quả khó lượng.
  • Việc rướn người dễ khiến cho cơ thể không đứng vững, dễ té, ngã khiến mẹ bầu bị thương, tệ hơn có thể mẹ sinh non.

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ruon-nguoi-3

Bầu nên dùng chân đế chắc chắn để đứng lấy đồ trên cao

Một số kiêng cữ bà bầu nên biết

Khi bắt đầu làm mẹ, bản thân bà bầu sẽ phải chú ý rất nhiều trong công việc và sinh hoạt hàng ngày nhằm mang lại điều tốt đẹp nhất cho con. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những kiêng cữ có tính khoa học, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Ví dụ:

  • Không ăn đu đủ non khi mang bầu: Phụ nữ thời xưa đã dùng đu đủ non để phá thai.
  • Không ăn nhãn trong 03 tháng đầu và 03 tháng cuối của thai kỳ. 03 tháng giữa cũng chỉ nên ăn ít nếu cơ thể khỏe mạnh.
  • Mẹ không ăn các thực phẩm cay, nóng; những loại chứa chất cồn và chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, trà,…
  • Không nên vận động mạnh. Không chạy nhảy…
  • Không xách hoặc bê những đồ vật nặng.
  • Không tự ý mua thuốc uống. Nếu bị bệnh, bầy phải đi khám và uống thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
  • Không đi các loại giày cao gót.
  • Không nên đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột. 
  • Không đứng quá lâu.
  • Không khom lưng khi ngồi và không ngồi xổm.
  • Không làm việc trong môi trường độc hại, môi trường hóa chất.
  • Sinh hoạt vợ chồng nhẹ nhàng. Kiêng quan hệ trong giai đoạn đầu và giai đoạn sau của thai kỳ…

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ruon-nguoi-2

Bầu không nên ngồi gập lưng

Bài viết trên đã giải đáp vì sao bà bầu không được rướn người. Đồng thời chỉ ra một số kiêng cữ mẹ bầu nên tránh thực hiện trong thai kỳ. Để đón được thiên thần nhỏ khỏe mạnh đến với gia đình, mẹ hãy nghiêm túc thực hiện những kiêng cữ này nhé!

Xem thêm:

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây