Theo PGS.TS. BS Lưu Thị Hồng đau bụng dưới khi mang thai đôi khi là hiện tượng bình thường trong quá trình thai nghén nhưng cần lưu ý phân biệt với triệu chứng của một số bệnh ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi và thai phụ như dọa sảy thai, tiền sản giật, mang thai ngoài tử cung...

I. Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những vấn đề mà rất nhiều bà bầu gặp phải. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đau tức bụng dưới khi mang thai có thể được gây ra bởi những nguyên nhân thông thường không đáng lo ngại như:

1.Đau tức bụng dưới khi mang thai do táo bón

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ thường thiên về việc bổ sinh các chất dinh dưỡng, mà bỏ quên việc bổ sung các loại chất xơ trong thực đơn.

Trong khi đó cơ thể các mẹ có thai thường tiết ra một lượng lớn hormone để ổn định và duy trì sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu đau bụng dưới có thể do táo bón

Loại hormone này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn, với mục đích giúp cơ thể của mẹ có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ. Đồng thời sự gia tăng kích thước tại tử cung là nguyên nhân dẫn tới việc trực tràng bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả. Từ đó, dễ gây ra tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài có thể gây ra hiện tượng đau tức tại bụng dưới.

2. Đau tức bụng dưới trong thời kỳ đầu mang thai

Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, thai nhi sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung và làm tổ. Quá trình làm tổ của thai nhi có thể gây ra những hiện tượng đau tức bụng dưới, đau râm ran. Quá trình này sẽ diễn ra trong vài ngày và các triệu chứng có thể giảm dần khi thai đã bám vào tử cung và làm tổ.

3. Đau bụng dưới khi mang thai do dãn dây chằng

Sự gia tăng của kích thước tử cung khiến cho hệ thống dây chằng của các mẹ liên tục căng dãn và dầy lên. Quá trình này sẽ khiến cho bụng luôn trong tình trạng đau tức khó chịu, nhất là trong những tháng giữa và cuối thai kỳ.

Ngoài ra đau tức bụng dưới khi mang thai còn do đầy bụng, khó tiêu hóa… Loại bỏ những nguyên nhân gây đau tức bụng dưới thông thường mà chúng tôi vừa kể ở trên, thì đau tức bụng dưới khi mang thai đều là những dấu hiệu cảnh báo rất nhiều vấn đề nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

II. Đau bụng dưới khi mang thai có sao không?

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau.

Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần đầu tiên mang thai, chưa có những trải nghiệm về thai kỳ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức trong giai đọa đầu khi thai mới làm tổ. Bà bầu cũng có thể đau bụng nếu ốm nghén và nôn ọe nhiều.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bà bầu có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

III. Đau bụng dưới khi mang thai nguy hiểm khi nào?

1. Thai ngoài tử cung

Trứng được thụ tinh nhưng không thể làm tổ ở bên trong của tử cung, khiến cho nữ giới thường phải hứng chịu các cơn đau tức bụng dưới trong những tuần đầu của thai kỳ. Theo các chuyên gia có thai ngoài tử cung nếu không được xử trí kịp thời, sẽ gây đe dọa đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của các chị em.

Đau bụng ngoài khi mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm

Biểu hiện khi có thai ngoài tử cung bao gồm: Đau tức bụng dưới, ra máu âm đạo, nhức mỏi vai gáy, đau bụng dưới. Đặc biệt, tình trạng ra máu âm đạo kéo dài cùng với những cơn đau bụng dữ dội hơn.

2. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những hiện tượng biến chứng của tình trạng thai nghén. Hiện tượng xảy ra chủ yếu ở các mẹ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ và phổ biến hơn ở những mẹ có tiền sử mắc các bệnh về thận, bệnh base dow và tiểu đường.

3. Tiền sản giật bao gồm các dấu hiệu như

Huyết áp cao, Protein trong nước tiểu,phù, đau đầu khó chịu, buồn nôn trầm trọng, mờ mắt, đau bụng và choáng ngất…

4. Rau bong non

Biểu hiện thường thấy của rau bong non gồm có: Bụng dưới bị co cứng và đau tức, ra máu âm đạo bất thường. Ngoài ra, nếu tinh ý các mẹ sẽ không thấy hoạt động của thai .

Hiện tượng rau bong non thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Nếu không có xử lý và cấp cứu kịp thời, có thể ảnh hưởng làm thai nhi chết và biến chứng cho mẹ.

Nhiễm trùng đường tiểu Nhiễm trùng nước tiểu xảy ra ở các mẹ khi mang thai sẽ gây ra những biến chứng phức tạp tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt nhiễm trùng nước tiểu kéo dài có thể gây suy thận.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây