Để quá trình thai kỳ được trọn vẹn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, mẹ khỏe và bé phát triển tốt, mẹ bầu cần lên kế hoạch xây dựng một chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng đắn là cách tốt nhất mẹ sinh con ra có một khởi đầu hoàn hảo hơn nữa nó cũng giúp quá trình mang thai diễn ra an toàn và dễ chịu hơn. Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng bà bầu phù hợp nhất nhé.
I. Về chất đạm
Ngoài cơm và các lương thực khác như ngô, khoai,…mẹ bầu cần ăn đẻ bổ sung chất đạm từ đậu xanh, vừng, lạc… Và khi mang thai nhu cầu chất đạm ở mẹ tăng lên giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ mang thai trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối phải đạt tới 70g/ngày .
II. Nhu cầu về năng lượng
Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn trước khi có thai, nhu cầu năng lượng của người mẹ tăng tỷ lệ thuận với tuổi của thai nhi. Gạo là thực phẩm chủ yếu tăng thêm năng lượng cho mẹ ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn.
III. Bổ sung axit folic ( vitamin B9)
Axit Folic hay còn gọi là vitamin B9 là một loại vitamin hết sức cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bổ sung vitamin B9 với liều lượng thích hợp từ 3 tháng trước khi mang thai đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ làm giảm tỉ lệ thai nhi mắc các dị tật của ống thần kinh như: mất cảm giác chi dưới, đại tiểu tiện không kiểm soát,…hoặc nặng hơn là dị dạng thai vô sọ…
Do vậy, cần bổ sung axit folic vào chế độ dinh dưỡng bà bầu từ thực phẩm có trong nhiều các loại rau như: giá đỗ, rau cải xanh, các loại hạt, sữa, chuối…Và ngay từ trước khi mang thai mẹ bầu nên sử dụng thêm viên uống axit folic để bổ sung vitamin và dự phòng các loại bệnh, dị tật phổ biến.
IV. Bổ sung sắt
Sắt tham gia vào thành phần của tế bào hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy nên hết sức quan trọng, đặc biệt với thai phụ. Trong thai kỳ tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày để dự phòng thiếu máu.
Để uống đúng liều sắt cần thiết chị em cần phân biệt sắt nguyên tố và sắt hợp chất trong các loại thuốc sắt phổ biến trên thị trường, ví dụ để có thể cung cấp đủ 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày các mẹ phải uống đến 90mg sắt fumarat hoặc 250mg sắt gluconate. Do lượng sắt dư thừa đưa vào cơ thể sẽ không được đào thải mà được tích trữ lại do đó việc uống sắt thường xuyên và liều lượng cụ thể cần phải được cân nhắc.
Việc uống sắt chỉ thực sự quan trọng nếu bạn thiếu máu, thiếu sắt, nếu lượng sắt trong cơ thể của bạn ở mức bình thường thì việc bổ sung sắt không có ích lợi gì chưa kể trong trường hợp người bị bệnh thiếu máu tan huyết, mặc dù thiếu máu nhưng lượng sắt huyết thanh vẫn rất cao khi đó chống chỉ định uống sắt. Bác sĩ sẽ dựa trên công thức máu, nồng độ huyết thanh của mẹ để ra chỉ định thích hợp.
Chất sắt có nhiều trong rau ngót, thịt nạc, rau muống…Chế độ dinh dưỡng bà bầu có trong các thực phẩm ăn hàng ngày rất nhiều, vì thế mẹ có thể tìm hiểu để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
V. Bổ sung canxi
Canxi là một thành phần khoáng vô cùng quan trọng, canxi tham gia vào quá trình vận động, tuần hoàn, dẫn truyền thần kinh.
Khi bạn mang thai, em bé không thể tự tổng hợp canxi nên bạn là nguồn canxi duy nhất cho bé, và nguồn canxi này sẽ được lấy từ xương và răng của mẹ. Từ tuần thai thứ 29 trở đi bé sẽ lấy của mẹ trung bình 250mg canxi/ngày để phục vụ cho việc tạo xương.
Vì vậy việc bổ sung canxi là điều không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng bà bầu. Ngoài chế độ ăn giàu canxi việc bổ sung thêm canxi qua viên uống là cần thiết. Ngoài chế độ ăn giàu canxi việc bổ sung thêm canxi qua viên uống là cần thiết. Trung bình phụ nữ trước khi mang thai cần khoảng 800mg canxi nguyên tố mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng canxi cho cơ thể, trong khi đó phụ nữ cần bổ sung khoảng từ 1000 – 2000 mg và không nên quá 2500 mg canxi nguyên tố mỗi ngày.
Để hấp thu canxi tốt nhất, canxi cần uống với liều lượng và thời điểm thích hợp, tránh dùng chung với một số loại thuốc do đó để đem lại hiệu quả cao nhất khi uống bổ sung viên canxi bạn nên được tư vấn từ bác sĩ.
VI. Bổ sung các loại vitamin và các yếu tố vi lượng
Nghiên cứu gần đây cho thấy việc uống vitamin tổng hợp trước và trong khi mang thai góp phần làm giảm nguy cơ sinh bé bị các bất thường dạng tự kỉ. Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu của các bạn cũng khó cân đối và đảm bảo cung cấp đầy đủ tất cả các loại vitamin và các yếu tố vi lượng nên việc bổ sung bằng viên uống vitamin tổng hợp với liều lượng thích hợp trước và trong khi mang thai rất quan trọng.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống, vitamin A, cà rốt, bí ngô, cà chua… Vitamin C trong các loại rau xanh, trái cây tươi…
VII. DHA có trong các thành phần của axit béo Omega 3
DHA có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi. Thành phần DHA trong Omega 3 giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của bé trong những tuần đầu thai kỳ, DHA còn giúp phát triển võng mạc mặt, giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân. Bạn không nên chỉ uống khi đã mang thai mà việc bổ sung DHA từ trước khi mang thai đem lại nguồn dự trữ DHA vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên, giai đoạn phát triển hệ thần kinh trung ương.
DHA có trong các thực phẩm như: cá, lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ, các loại hạt…Tuy nhiên việc cung cấp DHA qua viên uống Omega 3 là thuận lợi nhất. Liều DHA tối thiểu cho người trưởng thành khoảng 220mg/ngày, cho thai phụ và khi cho con bú là 300mg/ngày.
Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau khi mang thai đều rất quan trọng đảm bảo sức khỏe vẹn toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên không phải chị em phụ nữ nào cũng đủ kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo các kiến thức dinh dưỡng hoặc nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên môn.