Thiếu máu là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bởi khi mang thai, tổng nhu cầu khối lượng máu tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của mẹ. Vì vậy, trước khi lập kế hoạch mang thai, các mẹ nên tiến hành xét nghiệm máu, để biết được tình trạng sức khỏe của mình như thế nào. Để nhận biết tình trạng mẹ bầu thiếu máu và cách khắc phục hãy cùng Hoctiensan.com tham khảo bài viết sau nhé!
I. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu khi mang thai
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu xem mẹ bầu thiếu máu khi mang thai hay không. Một trong các xét nghiệm này là đo dung tích hồng cầu với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại xác định số gram hemoglobin trong máu.
Dù không bị thiếu máu khi mới mang thai bạn cũng có thể bị thiếu máu ở các giai đoạn khác ảnh hưởng đến sức khỏe của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ được xét nghiệm máu lần nữa vào khoảng tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, đừng để hai chỉ số này hạ xuống quá thấp.
Tình trạng mẹ bầu thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể thấy là mẹ thường mệt mỏi, cảm giác yêu trong người và chóng mặt. Đây là những triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai dù có thiếu máu hay không nên rất khó xác định.
Bạn cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm: tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.
II. Khắc phục và hạn chế tình trạng thiếu máu
1. Sử dụng chế độ dinh dưỡng giàu sắt
Thịt bò: 100g thịt bò mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 3,1mg sắt. Bổ sung thịt bò vào thực đơn mỗi ngày là cách cung cấp sắt cho bà bầu hiệu quả nhất.
Gan động vật: 100g gan động vật cung cấp khoảng 6,1mg sắt. Đây là nguồn cung cấp hàm lượng sắt cao tuy nhiên gan là cơ quan đào thải các chất độc cửa cơ thể nên mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn loại gan động vật an toàn, không mắc bệnh để đảm bảo không gây hại cho mẹ và con.
Các loại hạt chứ nhiều sắt: Hạnh nhân, đậu phộng, hạt vừng…vừa giúp bổ sung sắt cho cơ thể vừa tốt cho sức khỏe tim mạch.
Rau xanh: là nguồn cung cấp sắt hiệu quả. Đảm bảo chế độ ăn uống có nhiều rau xanh như: rau bina, bông cải xanh, cần tây…vừa giúp cung cấp sắt cần thiết cho mẹ bầu vừa cung cấp các vi khoáng chất khác như canxi, acid folic, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của thai nhi.
Bổ sung các loại trái cây giàu sắt như: nho, sung, lựu,… Nho được coi là một loại “thuốc bổ” tuyệt vời, rất giàu sắt, canxi, photpho và vitamin, giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
2. Bổ sung thêm vitamin C
Vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, giúp chống oxy hóa…ngoài ra còn làm tăng hấp thu sắt vào cơ thể, vì vậy, khi bổ sung sắt bạn nên uống thêm một cốc nước cam hoặc sử dụng loại trái cây giàu vitamin C như: dâu tây, đu đủ, kiwi…Nên uống ít nhất 1000mg vitamin C tương ứng khoảng 2 quả cam mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng canxi cơ thể cần.
3. Uống các sản phẩm bổ sung sắt
Để hấp thu nhiều sắt nhất có thể mẹ nên uống bổ sung viên sắt ngay khi đang đói, uống thuốc bằng nước lọc hoặc nước cam, vitamin hấp thu sắt tốt hơn, nhưng đừng uống với sữa vì canxi cản trở quá trình hấp thu sắt.
Sử dụng các loại chế phẩm chứa sắt giúp mẹ bầu đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt mà thai phụ cần. Dựa vào các thông số xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu thiếu máu bổ sung sắt như thế nào là tốt nhất và hiệu quả nhất. Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của thai phụ trong suốt giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết khác như canxi, acid folic, omega 3, vitamin A, B,…