Phụ nữ sau sinh sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi cũng như về cả thể chất lẫn tinh thần. Nhiêu phụ nữ không biết tại sao lại có những thay đổi đó sau sinh và nên làm gì. Hoctiensan.com gợi ý mẹ một số câu hỏi phổ biến trong 6 tuần đầu sau sinh, hãy cùng tham khảo mẹ nhé!

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào sau sinh?

Có rất nhiều thứ thay đổi cả về thể chất và tinh thần kể từ khi bạn bắt đầu mang thai. Phần lớn, các thay đổi khi bạn sinh là bình thường:

  • Sự thay đổi hormone tiếp tục diễn ra giúp bạn tiết sữa và tử cung dần hồi phục.
  • Ngực bạn luôn đầy sữa
  • Bạn sẽ tiết sản dịch trong một khoảng thời gian
  • Cơ thể bạn còn khá yêu và phải mất một khoảng thời gian để hồi phục hoàn toàn.
  • Bạn sẽ không có kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nếu bạn cho con bú hoàn toàn.
  • Bạn có thể bị đau khi đi tiểu và đại tiện một khoảng thời gian do ảnh hưởng của vết khâu tầng sinh môn
  • Bạn dễ dàng bị stress, mất ngủ và cảm thấy lo lắng về việc chăm sóc em bé.
  • Vùng cơ sàn chậu của bạn bị yếu đi dù bạn sinh thường hay sinh mổ, do ảnh hưởng của hơn 9 tháng mang thai.
  • Da bạn trở nên sáng hơn và các vết thâm nám cũng như các vết rạn da sẽ mờ dần.
Mẹ bầu có nhiều thay đổi sau sinh

Bạn nên đặc biệt lưu ý với những biểu hiện như sau:

  • Bạn bị sốt trên 38 độ, bạn có thể đang bị nhiễm trùng mà vị trí có khả năng cao nhất là vết mổ sinh, vết khâu tầng sinh môn hoặc tuyến sữa.
  • Bạn bị đau, đỏ, tiết dịch tại vị trí vết mổ, vết khâu tầng sinh môn mà tình trạng không khá lên theo thời gian.
  • Bạn bị đau rát hoặc nóng khi đi tiểu, đau bụng dưới hoặc bên, hoặc bạn cần đi tiểu thường xuyên. Những dấu hiệu này cho thấy có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bạn bị dau và xuất hiện các cục u, vết đỏ ở ngực và dẫn đến ngực căng cứng. Đây là tình trạng viêm tắc tuyến sữa, nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm
  • Bạn bị đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nội mạc tử cung.

Đau vùng đáy chậu là gì?

Đáy chậu là khu vực giữa âm đạo và trực tràng của bạn. Nó có thể bị kéo giãn và rách khi bạn chuyển dạ và sinh thường. Đáy chậu thường bị đau sau sinh đặc biệt khi bạn phải cắt tầng sinh môn.

Để giảm bớt tình trạng đau vùng đáy chậu, bạn cần:

  • Thực hiện bài tập Kegel: những bài tập Kegel có thể giúp tăng cường cơ bắp ở vùng xương chậu. Bạn hãy siết chặt cơ như khi bạn nín tiểu, giữ 10 giây sau đó thả lỏng. Bạn nên cố gắng thực hiện 10 lần liên tiếp và 3 lần 1 ngày.
  • Đặt 1 gói chườm lạnh lên vùng đáy chậu của bạn.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau

Đau bụng sau sinh là gì?

Đau bụng sau khi sinh con là những cơn đau bạn cảm thấy ở vùng bụng dưới do tử cung co bóp để trở lại kích thước bình thường như trước khi mang thai

Mặc dù các cơn đau bụng do tử cung co bóp là tình trạng bình thường sau sinh, nhưng nếu bạn thấy khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

Đau bụng sau sinh là câu hỏi thường gặp ở nhiều mẹ bầu sau sinh

Cơ thể bạn thay đổi gì sau sinh mổ?

Sinh mổ được coi là một cuộc đại phẫu và cơ thể bạn sẽ có những thay đổi cực lớn:

  • Bạn bị mất khá nhiều máu
  • Bạn bị đau sau khi sinh nhiều hơn
  • Bạn ra ít sản dịch hơn
  • Bạn bị mấy nhiều thời gian để phục hồi

Bạn có thể làm những việc gì sau:

  • Hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc giảm đau không theo đơn.
  • Hãy nghỉ ngơi khi có thể, ngủ khi bé ngủ
  • Không nên làm những việc nặng
  • Hãy hỗ trợ phần bụng của bạn bằng gối khi bạn cho bé bú
  • Hãy uống nhiều nước để thay thế chất lỏng trong cơ thể

Sản dịch là gì?

Sau khi bé được sinh ra, cơ thể bạn sẽ loại bỏ máu và mô còn lại bên trong tử cung, chất dịch này được gọi là sản dịch. Trong vài ngày đầu tiên, sản dịch ra khá nhiều, có màu đỏ tươi và có thể chứa các cục máu đông. Theo thời gian, dịch tiết này sẽ ít lại và màu cũng nhạt đi. Bạn sẽ tiết sản dịch trong vài tuần thậm chí một tháng hoặc hơn.

Ngực cương sữa là gì?

Đây là tình trạng ngực của bạn căng lên do đầy sữa, thường là vài ngày sau sinh. Nếu bạn không cho con bú thì sẽ thấy ngực căng tức và đau. Sự khó chịu sẽ biến mất khi em bé bắt đầu bú thường xuyên. Nếu bạn không cho con bú, tình trạng này sẽ kéo dài cho đến khi ngực bạn ngưng sản xuất sữa.

Bạn có thể làm một số cách sau để giảm tình trạng đó:

  • Bạn hãy cho bé bú, cố gắng không bỏ lỡ bữa cữ ăn nào của bé hoặc thời gian gián đoạn giữa 2 cũ quá lâu, kể cả bữa đêm.
  • Trước khi cho bé bú, bạn hãy vắt ra một lưỡng nhỏ sữa bằng tay hoặc máy hút sữa.
  • Tắm nước ấm hoặc đắp khăn ấm lên ngực để giúp sữa chảy ra. Nếu bạn bị đau nhiều, hãy dùng khăn hoặc túi chườm lạnh để giảm đau.
  • Nếu bạn bị rỉ sữa giữa các lần cho bé bú, hãy dùng miếng lót thấm sữa trong áo ngực để áo của bạn không bị ướt.

Mẹ tham khảo thêm>> Mẹo vô cùng đơn giản giúp mẹ gọi sữa nhanh về

Tình trạng phù là gì

Rất nhiều phụ nữ bị phù tay, chân và mặt khi mang thai và kéo dài tới sau sinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng chất lỏng cần thiết trong cơ thể tăng lên.

Bạn có thể làm gì?

  • Hãy nằm nghiêng về bên trái khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.
  • Hãy kê chân cao lên khi nằm hay ngồi.
  • Hãy mặc quần áo rộng rãi thoáng mát.
  • Hãy uống nhiều nước
Tình trạng phù nề sau sinh cũng thường xuất hiện ở phụ nữ

Những vấn đề về tiết niệu nào có thể xảy ra sau sinh?

Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn có thể gặp một số vấn đề về tiết niệu như:

  • Đau và nóng rát khi đi tiểu (do vết rạch tầng sinh môn)
  • Bí tiểu: bạn buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được (do áp lực của tử cung làm bàng quang căng giãn và không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy).
  • Bạn đi tiểu không tự chủ (do vùng cơ sàn chậu của bạn còn yếu và thường biến mất khi chúng phục hồi).

Bạn có thể thực hiện những việc sau:

  • Uống nhiều nước.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm.
  • Đi tiểu và rặn tiểu bình thường.
  • Giữ vệ sinh khu vực âm hộ và vết khâu tầng sinh môn.
  • Thực hiện bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu.
  • Hỏi ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc.

Da bạn thay đổi như thế nào sau khi sinh

Bạn có thể bị rạn da ở vùng bụng, đùi, hông và mông hay các vết nám trên da mặt. Chúng có thể không biến mất ngay sau khi bạn sinh nhưng sẽ mờ dần theo thời gian.

Bạn có thể làm gì?

Bạn hãy sử dụng kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm, các sản phẩm này không giúp các vết rạn hay vết nám biến mất nhưng chúng sẽ làm cho da bạn mềm mại hơn, giảm cảm giác ngứa ngáy thường đi kèm với vết rạn da. Ngoài ra, bạn nên dùng kem chống nắng nếu phải đi ra ngoài để bảo vệ da.

Vết nám, rạn sẽ mất dần theo thời gianTro

Khi nào bạn sẽ có kinh nguyệt trở lại

Nếu bạn không cho con bú thì chu kì kinh nguyệt của bạn có thể trở lại trong vòng 6-8 tuần.

Nếu bạn cho bé bú mẹ thì bạn nguyệt san sẽ đi vắng lâu hơn, có thể là nhiều tháng. Một số phụ nữ không có kinh cho tới khi họ cai sữa em bé.

Khi chu kỳ của bạn quay trở lại, nó có thể sẽ không giống như trước khi bạn có thai mà có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Tuy nhiên theo thời gian, kì kinh của bạn có xu hướng trở lại như trước khi bạn mang thai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây