Các mẹ đang lo lắng khi lần đầu làm mẹ, không biết phải chăm con thế nào cho tốt, đặc biệt là những lúc mẹ ít sữa sau sinh, thiếu sữa cho con bú. Để giúp các mẹ gọi sữa về cho con, mẹ hãy cùng Hoctiensan.com tham khảo những mẹo dưới đây nhé.

I. Tại sao mẹ lại ít sữa?

Cho uống kết hợp sữa mẹ và sữa công thức: Do sữa công thức đã cung cấp một phần năng lượng cho bé, nên bé không cần nhiều sữa mẹ. Bé càng ít bú mẹ, mẹ ít sữa sau sinh càng xảy ra.

Không cho bú thường xuyên: Trong những ngày đầu tiên, bé cần bú mỗi 2 giờ 1 lần. Nếu mẹ để thời gian giữa các lần bú kéo dài quá lâu, cơ thể sẽ không nhận được tín hiệu phải sản xuất thêm sữa, kết quả là đã ít sữa lại càng ít sữa.

Có nhiều lí do dẫn đến mẹ sau sinh ít sữa

Thời gian cho bú quá ngắn: Ví dụ, bạn cho bé bú chỉ 5 phút mỗi bên ngực. Thời gian này không đủ để bé tiếp cận được đến lớp sữa đục có chưa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng cần thiết khác. Bé cũng không kịp làm cạn bầu ngực của mẹ. Chỉ khi ngực mẹ cạn sữa thì cơ thể mới phát tín hiệu để sản xuất thêm sữa.

Dùng núm vú giả: Bé sơ sinh thường xuyên có nhu cầu mút nhiều nhưng nếu ngậm núm vú giả thường xuyên bé sẽ giảm cảm giác muốn bú mẹ, vì phản xạ mút của bé đã được núm vú giả thỏa mãn. Bé càng ít mút sữa, sữa càng ít được tiết ra.

II. Mẹo đơn giản gọi sữa nhanh về

1. Cho con bú ngay

Muốn gọi sữa nhanh về, ngay sau khi sinh con mẹ và con được vệ sinh xong trong vòng 2-4 tiếng với mẹ sinh thường, trong vòng 8-12 tiếng với mẹ sinh mổ, nên cho con bú ngay lúc này bầu vú đang rất mềm, có mẹ ít sữa sau sinh hoặc chưa có sữa. Động tác bú của bé sẽ kích thích các tuyến sữa ra nhiêu hơn.

2. Xoa bóp bầu ngực

Lúc mới sinh con sữa chưa về, mẹ dùng tay xoa bóp bầu ngực mỗi bên chừng 10 phút. Lưu ý: lực càng mạnh càng thông được nhiều tia sữa, sau khoảng 20-30 phút bóp đầu ti sẽ thấy sữa tiết ra.

Gọi sữa nhanh về với các động tác massage

3. Phải nặn sữa

Đây là trường hợp thường gặp ở các bà mẹ trẻ. Bạn hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, masage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Mẹ nặn sữa đúng cách như sau: đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh ngực. Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhẹ nhàng, không để các ngón tay trượt lên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại để gọi sữa về cho con bú.

4. Cho trẻ bú đúng cách

Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.

5. Nên uống nước nhiều

Để tránh tình trạng mẹ ít sữa sau sinh, lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày ( 1,5 – 2 lít/ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4-5 lần/ngày.

Nên uống nhiều nước để gọi sữa nhanh về

6. Âu yếm và ở bên con

Nhiều nghiên cứu chỉ ra cho thấy mối liên hệ giữa hành vi của bố mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó những hành động như âu yếm bé sẽ túc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.

Cả 2 loại hormone này đều cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.

Một điều thú vị nữa, chỉ bằng hàng động massage cho bé và địu con trước ngực có thể giúp các bà mẹ cảm thấy tăng cường giao tiếp cảm xúc với con. Việc ngủ cùng con cũng là thuận lợi để tạo điều kiện mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.

7. Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Ngoài tìm những giải pháp cho sữa nhiều thì chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cần khoa học, các mẹ không nên bỏ qua những loại thực phẩm tốt cho việc “gọi sữa về” và cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, các phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.

Chế độ ăn uống cần phải khoa học

Những thực phẩm dành cho các bà mẹ là cà rốt, củ cải, các loại rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều)…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây