Như vậy, mẹ bầu đã bước đến 3 tháng cuối của thai kì, lúc này mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, vì giai đoạn này em bé hấp thu dưỡng chất từ mẹ rất tốt. Vậy, chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối như thế nào là hợp lí. Các mẹ hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của Hoctiensan.com nhé!

I. Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng cuối này rất thần tốc, bé bắt đầu hoàn thiện đầy đủ những bộ phận trên cơ thể và cả về cân nặng. Trong trường hợp đi khám thai bác sĩ cho biết em bé phát triển chậm, bị nhẹ cân thì mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối này. Mẹ phải hiểu được rằng, chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này gắn liền với sự phát triển của bé trong bụng.

Ở giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây

Vì vậy, cơ thể mẹ cũng tăng áp lực tĩnh mạch do trọng lượng của bé tác động lên 2 chân và tim làm quá trình lưu thông máu chậm lại, đau nhức vùng xương chậu, đau lưng, ngực tăng trưởng phát triển, thường xuyên mất ngủ, phù nề, ngứa và tê chân tay, có cảm giác bị hụt hơi, khó thở…. Những hiện tượng này khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, toàn thân ê ẩm.

II. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng cuối cùng

Chế độ dinh dưỡng lúc này của con liên quan đến cân nặng, thể trạng của con khi ra đời vì thế mẹ phải đặc biệt quan tâm.

1. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7

Tháng thứ 7 là lúc não bộ của bé yêu phát triển nhanh nhất, lúc này não của bé đạt khoảng 25% não người lớn, chính vì vậy, bé cần được cung cấp nhiều axit béo để phát triển hệ thần kinh. Bên cạnh đó, axit béo cũng rất cần thiết để phát triển mắt bé. Ngoài axit béo ra thì mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung vitamin C vì nếu thiếu vitamin C rất dễ dẫn đến sinh non, vỡ ối sớm, ngoài ra vitamin c còn giúp hấp thu canxi và sắt tốt hơn.

Mẹ cần bổ sung axit béo trong giai đoạn này

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo: một số loại hạt để mẹ ăn vặt như: hạt hướng dương, hạt bí, lạc…các loại cá như cá hồi, cá thu…hoặc khi chế biến thức ăn có thể cho thêm 1-2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi…Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi, ổi…

2. Chế độ dinh dưỡng tháng 8

Thời điểm 3 tháng cuối này , một số mẹ bầu mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu sẽ làm phiền mẹ bầu. Khác với chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu, ở giai đoạn này để giảm tình trạng này mẹ bầu cần phải cung cấp nhiều chất xơ tiêu hóa, những thực phẩm tươi mát, dễ tiêu hóa như: đu đủ chín, khoai lang, các rau xanh…

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung nhiều chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa

Nếu trong tháng thứ 8 này, mẹ bầu gặp phải tình trạng chuột rút thì cần bổ sung ngay những thực phẩm giàu phốt pho và canxi trong bữa ăn của mình để nhanh chóng khắc phục tình trạng như: súp nơ xanh, phô mai, sữa… Đặc biệt, mẹ lưu ý không nên ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, đồ cay nóng và khi ăn cũng không nên ăn quá no sẽ làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Thay vào đó mẹ bầu nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày để quá trình hấp thụ nhanh hơn và mỗi ngày uống hết 2 lít nước để cải thiện tình trạng táo bón.

3. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9

Đây là tháng cuối của thai kỳ, thời điểm này các mẹ lưu ý phải cung cấp nhiều năng lượng, chuẩn bị sức đề kháng khỏe mạnh để trải qua kỳ vượt cạn sắp tới.

Những thực phẩm chứa nhiều năng lượng như: thịt gà, cá và những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như gạo, ngũ cốc…

Ngoài ra, lúc này mẹ tăng cường ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều canxi, hàm lượng canxi cần thiết cho giai đoạn 3 tháng cuối này khoảng 1200mg/ngày. Không những nhu cầu về canxi mà nhu cầu về sắt cũng vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Không phải đến tháng thứ 9 mới cần phải tăng cường cung cấp sắt để giúp mẹ tránh tình trạng thiếu máu mà cần phải bổ sung liên tục từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Những thực phẩm có chứa nhiều sắt như: trái cây, thịt bò, đậu, lá xanh…

Mẹ hạn chế ăn đồ ăn chiên, ngọt để tăng cân chậm

Bên cạnh đó mẹ cũng cần phải duy trì uống nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, hỗ trợ hoạt động hệ bài tiết.

Đến tháng thứ 9, các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn chứa dầu mỡ, đồ chiên rán để tăng cân chậm.

Trước đây có nhiều loại trái cây mẹ phải hạn chế ăn hoặc không được ăn thì thời điểm này mẹ có thể ăn nhằm co bóp tử cung hiệu quả như: quả thơm, lá tía tô, rau húng quế,…Nhưng mẹ chỉ nên dùng vào 1-2 tuần cuối cùng để tránh tình trạng tác dụng ngược.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây