Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Do đó, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trong giai đoạn 3 tháng đầu này. Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng đầu thế nào là hợp lí nhé.
I. Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ. Em bé trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu. Đến tuần thứ 6, bé sẽ có kích thước như hạt đậu và trái tim bé bắt đầu nhưng nhịp đập đầu tiên. Hết tháng thứ 3 thì các bộ phận trên cơ thể bé mới bắt đầu phát triển.

Trong 3 tháng đầu, cơ thể bạn sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, chỉ muốn được ngủ, luôn thấy đói và có cảm giác thèm những món ăn mà chưa bao giờ được ăn. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy buồn nôn, váng đầu, chóng mặt, dị ứng với một số mùi lạ và đi tiểu liên tục. Đây là những giai đoạn rất bình thường trong 3 tháng đầu, do lúc này cơ thể bạn phải sản xuất nhiều máu hơn, mọi cơ quan phải thay đổi thích nghi với sự xuất hiện của em bé.
Điều quan trọng là mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu là lưu ý chế độ dinh dưỡng để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
II. Dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu
1. Axit Folic
Axit Folic hay còn gọi là vitamin B9 là một loại dưỡng chất quan trọng với cơ thể , giúp tổng hợp ADN và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai nhất là hệ thần kinh đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi.
Những thực phẩm giàu axit folic như: gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà rốt…là những thực phẩm rất dồi dào axit folic mà bà bầu nên bổ sung ngay.

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Ngoài ra, tùy tình trạng sức khỏe của bà bầu mà bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày.
2. Sắt
Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy và vi chất chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng đầu đến bào thai, hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, sắt cũng tham tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym, hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ khiến bà bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao…mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ.
Nhưng thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…Theo khuyến cáo với một thai kỳ bình thường bà bầu nên chú ý bổ sung sắt khoảng 30mg sắt mỗi ngày.
3. Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc hệ thống xương cho mẹ đồng thời xây dựng hệ thống xương vững chắc cho thai nhi. Thiếu canxi, cơ thể người mẹ thường thấy mệt mỏi, đau cơ,chuột rút…Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh…

Trong 3 tháng đầu của thai kì, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể bà bầu là 800 – 1000mg và tăng dần vào các quý tiếp theo.
4. Protein
Protein có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, vận động chuyển o-xy trong máu, đồng thời tạo ra kháng thể cho hệ miễn dịch giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chất đạm có nhiều trong: thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại đậu…Theo các chuyên gia bà bầu cần bổ sung hàm lượng protein khoảng 1g protein cho mỗi kg trọng lượng tức là khoảng 90g protein mỗi ngày.
5. Vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây góp phần không nhỏ để cung cấp chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng đầu cần thiết cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn giúp mẹ loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, rạn da…trong quá trình mang thai.

Một số loại rau và trái cây mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, bưởi, táo nho…Ở giai đoạn này, bà bầu không cần bổ sung nhiều năng lượng, chỉ cung cấp thêm từ 200 – 300 calo mỗi ngày và chỉ tăng thêm 1- 2,5kg là tốt nhất cho sức khỏe cả mẹ và bé.