Hiện tượng ốm nghén nặng khi mang thai có nguy hiểm

0
352
om-nghen-nang-2

Nôn và buồn nôn là các triệu chứng ốm nghén nặng mà rất nhiều mẹ gặp phải trong thời gian mang thai. Ốm nghén nặng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Triệu chứng ốm nghén nặng

Có đến khoảng  85% các thai phụ sẽ có biểu hiện buồn nôn và nôn. Mức độ buồn nôn và nôn có thể nặng hoặc nhẹ tùy theo cơ địa thể trạng của mỗi người. Ốm nghén nhẹ là trường hợp buồn nôn và nôn với tần số ít, chỉ khoảng một đến hai lần/ngày và ít hơn 1 giờ. Ốm nghén nặng là trường hợp buồn nôn kéo dài xuất hiện nhiều trong ngày, buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện nhiều hơn 5 lần/ngày.

om-nghen-nang

Triệu chứng ốm nghén nghén nặng 

Ốm Nghén nặng nôn nhiều tuy không là dấu hiệu nguy hiểm của thai nhi. Nhưng nếu tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực thì sẽ ảnh đến sức khỏe và cuộc sống cũng như công việc của thai.

<< Xem thêm>> Ốm nghén là gì? Có thai mấy tuần thì hết nghén

Nguyên nhân gây ốm nghén nặng

Có rất nhiều các nguyên nhân khiến cho thai phụ ốm nghén hay ốm nghén nặng một trong các nguyên nhân.

Tăng hormone hCG

Hormone hCG ở phụ nữ khi mang thai thường sẽ cao gấp đôi bình thường. Tùy vào theo tuổi thai cũng như vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm nghén nặng ở mẹ bầu.

Do khứu giác khi mang thai nhạy

Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ có khứu giác nhạy cảm và khó tính hơn.  Mỗi khi ngửi thấy mùi hương hay mùi từ thức ăn,… đều có thể khiến họ buồn nôn. Tình trạng này cũng được coi là do sự ảnh hưởng tăng hormone estrogen. Nhất là ở trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Hệ tiêu hóa thay đổi

Sự thay đổi của hormone và nội tiết tố ở trong cơ thể cũng gây ra những thay đổi cho hệ tiêu hóa. Từ đó khiến các triệu chứng ốm nghén trở nên nặng hơn. Nguyên nhân chính là do sự tăng tiết hormone progesterone làm gây ảnh hưởng chậm tiêu hóa. Từ đó dẫn đến các triệu chứng gây khó chịu như buồn nôn, nôn ói kéo dài.

Nên làm gì khi ốm nghén nặng

Nôn mửa hay mệt mỏi kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe mẹ bầu. Một số giúp giảm mẹ giảm thiểu tình trạng này.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mẹ nên cần lưu ý một số vấn đề sau:

cac-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-nghen-nang

Cải thiện tình trạng nghén nặng thông qua chế độ ăn

  • Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no.
  • Tránh tiếp xúc với các mùi mà mẹ nhạy cảm mùi vị nặng, gây ra nhảy cảm khó chịu và buồn nôn.
  • Nên ưu tiên ăn các thực phẩm như bánh mì, hoa quả, thực phẩm khô.
  • Uống đủ nước tránh tình trạng thiếu nước
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng protein và carbohydrates cao.

Bên cạnh đó, thai phụ bị nghén cần lưu ý và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như:

  • Acid Folic: Mẹ nên bổ sung khoảng 400 mcg acid folic qua các thực phẩm như ngũ cốc, bánh mì, rau súp lơ,… hoặc một số các thực phẩm chức năng bổ sung.
  • Vitamin B1: Được khuyến là loại Vitamin giúp ngăn ngừa nôn và buồn nôn. Có thể bổ sung qua đường uống  hay truyền qua đường tĩnh mạch.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc chống buồn nôn là một trong các cách hiệu quả để làm giảm nhanh chóng. Làm giảm các triệu chứng ốm nghén nặng ở mẹ bầu. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý và sử dụng thuốc an toàn theo chỉ định của bác sĩ.

Các biện pháp không dùng thuốc

Một số các phương pháp như châm cứu, bấm huyệt, có thể làm giảm tình trạng ốm nghén nặng khi mang thai. Tuy nhiên mẹ cũng phải cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những địa chỉ uy tín. Tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Mặc dù ốm nghén nặng là một triệu chứng bình thường ở phụ nữ mang thai.  Nhưng nghén nặng khiến tâm lý của bà bầu bị tác động không nhỏ, dễ bị kích thích, cáu gắt. Mẹ bầu có thể cải thiện các triệu chứng ốm nghén nặng bằng cách áp dụng lối sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Nếu có các biểu hiện bất thường nào khác nên nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Chúc mẹ có một thai kỳ thật là khỏe mạnh nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây