Ở tuần thứ 9, lúc này mẹ bầu đang ở trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Lúc này thai nhi chỉ lớn bằng quả nho và bắt đầu phát triển hình dáng một em bé. Và lúc này cơ thể của mẹ đang có triệu chứng ốm nghén. Có một số mẹ bầu thắc mắc mang thai tuần thứ 9 hết nghén. Vậy hết nghén ở tuần thứ 9 có nguy hiểm tham khảo bài viết dưới đây để có thể được giải đáp nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ốm nghén là do sự thay đổi nội tiết tố: sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Ngoài ra, hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén.
Khi trong quá trình mang thai, trong cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất lượng lớn các hormone progesterone, sẽ làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn ở trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra chứng như khó tiêu, táo bón.
Nguyên nhân gây tình trạng ốm nghén
Một số nguyên nhân cũng sẽ dẫn đến ốm nghén khi mang thai sau:
- Thói quen ăn uống không điều độ thất thường
- Hệ thần kinh của mẹ bầu trở nên nhạy với một số thực phẩm có mùi vị
- Do di truyền
Khi nào ốm nghén kết thúc?
Theo nghiên cứu thì mẹ bầu tuần thứ 9 và 10 của thay kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu sẽ ốm nghén nặng nhất. Sau khi qua thời gian này thì các triệu chứng của ốm nghén ở mẹ bầu sẽ giảm dần. Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ dẫn đến tuần thứ 14 của thai kỳ thì sẽ hoàn toàn biến mất.
Nhưng có một số bà bầu sẽ không bị ốm nghén trong suất thời gian mang thai. Cũng có bà bầu tình trạng này sẽ đeo bám xuất thời gian trong xuất thời gian mang thai. Tình trạng này thì chủ yếu thường gặp ở các thai phụ có triệu chứng ốm nghén nặng.
<< XEM THÊM>> Có thai bao lâu thì ốm nghén?
Mang thai tuần thứ 9 hết nghén
Về cơ bản thì nếu mẹ bầu đã có dấu hiệu ốm nghén từ trước đó thì tình trạng này sẽ kéo dài đến tận tuần 12-14. Vậy hết nghén ở tuần thứ 9 thì sao? Có thể xem trường hợp như sau:
Mang thai tuần thứ 9 hết nghén
<<XEM THÊM>> [Giải đáp] Mang thai không nghén có sao không? Dấu hiệu mang thai không nghén
Trường hợp 1: Mẹ bầu có dấu hiệu sảy thai
Dấu hiệu này là hiện tượng của thai nhi đã không còn phát triển. Ngoài hiện tượng hết nghén ( ngực hết căng tức, không còn buồn nôn….) có thể xem các dấu hiệu sảy thai khác như:
- Chất lỏng trong suốt hoặc màu hồng chảy ra từ âm đạo
- Chuột rút hoặc đau bụng
- Chóng mặt và choáng váng
Các dấu hiệu này sẽ có thể khác nhau ở mỗi người, có một số mẹ trải qua tất cả dấu hiệu nhưng một số khác thì chỉ có những thay đổi nhẹ trên cơ thể.
Trường hợp 2: Tình trạng ốm nghén thuyên giảm
Đôi khi các cơn ốm nghén đã từng thuyên giảm ở giai đoạn trước mà mẹ không nhận thấy. Điều này cũng có thể xảy ra ở một số mẹ bầu.
**Lưu ý: Hiện tượng mang thai tuần thứ 9 hết nghén bà bầu không nên chủ quan. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị. Để có thể biết chính xác tình trạng mẹ bầu cần tới các cơ sở ý tế để có thể thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Xem thêm: