Ốm nghén là hiện tượng vô cùng phổ biến thường xảy ra hầu hết đối với phụ nữ khi mang thai. Nhưng có một số mẹ lại không có hiện tượng ốm nghén. Vậy mang thai không nghén có sao không. Bài viết dưới đây Học tiền sản sẽ giải đáp thắc mắc cho các chị em liệu có thai nhưng không nghén nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Ốm nghén khi mang thai là gì?
Ốm nghén là tình trạng khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu buồn nôn xuất hiện nhiều lần trong ngày. Khi mang thai tình trạng ốm nghén là tình trạng rất phổ biến. Ốm nghén khi mang thai thường sẽ không gây hại cho mẹ và thai nhi nhưng nó có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của sản phụ. Ốm nghén thường xuất hiện vào tuần thứ 5 của thai kỳ và tình trạng này sẽ dần biết mất sau khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ. Nhưng cũng có một số trường hợp kéo dài đến tận đến cuối thai kỳ.
Ốm nghén là hiện tượng vô cùng phổ biến đối phụ nữ mang thai
<<Xem thêm>> Có thai bao lâu thì ốm nghén?
Mang thai không nghén có sao không?
Mặc dù ốm nghén là triệu chứng của mẹ mang thai thường tuy nhiên cũng không phải bất kỳ ai cũng sẽ gặp những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, khó chịu, đầy hơi….
Dấu hiệu mang thai phổ biến nhất mà các mẹ bầu nào cũng gặp phải đó chính là tình trạng cơ thể mệt mỏi hơn bình thường hoặc cảm thấy nôn nao bồn chồn. Hơi buồn nôn thường sẽ xuất hiện vào tuần thứ 5. Tuy nhiên nhiều các mẹ bầu dung nạp rất tốt đối với các triệu chứng và nhầm tưởng sang các triệu chứng khác. Vì vậy, việc cơ thể của mẹ bầu không có sự thay đổi thêm với việc có mang thai nhưng không nghén khiến cho nhiều các chị em lầm tưởng mình không có thai.
Mang thai không nghén có sao không có ảnh hưởng đến mẹ bầu
Hầu hết mẹ bầu đều đồng ý rằng ốm nghén sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn và đây cũng là một trong những lý do khiến cho mẹ bầu cảm thấy suy nhược cơ thể và căng thẳng. Nếu có thai nhưng không nghén thì mẹ cũng ko nên quá lo lắng. Vì một số mẹ bầu có triệu chứng trái ngược như cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, tràn đầy sinh lực ăn uống ngon miệng hơn. Khi mang thai mỗi người sẽ có những sự thay đổi khác nhau và do đó việc có thai nhưng không nghén là biểu hiện rất bình thường.
Nguyên nhân mang thai không nghén
Thích ứng tốt với sự thay đổi hormone
Nguyên nhân nghén đến nay vẫn chưa được giải thích một cách đầy đủ nguyên nhân bao gồm rất nhiều các yếu tố như di truyền, tâm lí, pylori…Và trong đó sự thay đổi hormone thường đề cập nhiều nhất sự thay đổi của hormone estrogen và progesteron và các hormone này sẽ làm giãn cơ trơn, chậm nhu động ruột nên có thể góp phần gây nghén khi mang thai
Môi trường
Một trong các nguyên nhân mà có thai nhưng không nghén đó là ảnh hưởng môi trường xung quanh. Khi các mẹ bầu áp lực, căng thẳng quá mức nên mẹ sẽ không có thể nhận ra là mình bị nghén. Hoặc sự cảm nhận chủ quan và dung nạp tốt với những sự thay đổi nhỏ khi mà mẹ phải chú tâm nhiều về các vấn đề khác.
Nghén lạ
Khác với so với các triệu chứng nghén thông thường hay gặp, thường làm cho mẹ bầu mệt mỏi, nghén lạ là khi mẹ bầu lại có những các dấu hiệu có thai tích cực. Như là ăn uống cảm thấy ngon miệng hơn, sinh lực dồi dào hơn, sức khỏe tốt.
Xem thêm:
- Có thai 4 tuần nhưng không nghén sự thay đổi của thai nhi từ 1 đến 4 tuần
- Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân cách xử lý an toàn
- Top 5 cách giảm buồn nôn khi mang thai mà mẹ bầu nào cũng cần nên biết