Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi rõ rệt từ nội tiết tố đến vóc dáng đến sinh hoạt hàng ngày…Cùng với sự thay đổi đó, mẹ sẽ thấy có rất nhiều thay đổi về thể chất đặc biệt là những vết rạn da khi mang thai. Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu về vết rạn da khi mang thai của mẹ bầu nhé!
I. Tình trạng rạn da ở phụ nữ sau sinh
Đối với nhiều phụ nữ sau sinh, vết rạn da xuất hiện hiển nhiên như một phần của việc sinh con. Rạn da khi mang thai xảy ra khi cơ thể mẹ phát triển nhanh hơn làn da có thể không theo kịp. Điều này làm cho các sợi đàn hồi ngay dưới bề mặt da bị đứt, dẫn đến các vết rạn da.
Rạn da xảy ra do hormone thai kỳ ảnh hưởng đến lớp giữa của da, nó không liên kết quá tốt với các lớp khác. Mẹ có thể bị rạn da ở bụng, dưới, đùi và ngực. Giống như vết sẹo, chúng sẽ mờ dần nhưng chúng sẽ không biến mất hoàn toàn.
Trong 9 tháng mang thai, người mẹ có thể tăng khoảng 14kg. Khi cơ thể phát triển nhanh đến mức có thể khiến bạn bị rạn da, nhiều nhất ở vùng ngực và bụng, các vết rạn da cũng có thể xuất hiện ở đùi, mông và cánh tay trên. Các dấu hiệu thường bắt đầu đỏ hoặc tím, nhưng sau khi mang thai, chúng dần biến thành màu trắng hoặc xám.
Dù mang thai lần thứ nhất hay lần thứ 2 thì tình trạng rạn da vẫn xảy ra. Người mẹ sẽ cảm thấy da bụng mình ngứa và căng khi mang bầu. Họ cũng nhận thấy những đường nét rất rõ khi bụng bầu càng phát triển.
Tuy nhiên, rạn da do di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng, nghĩa là nếu mẹ bị rạn da thì bạn cũng co khả năng bị rạn da. Màu sắc của vết rạn da phụ thuộc vào màu da của mỗi người. Nếu phụ nữ có một làn da sáng hơn sẽ có xu hướng phát triển các vết rạn da màu hồng. Phụ nữ có làn da sẫm màu có xu hướng bị rạn da nhẹ hơn màu da ban đầu.
II. Cách ngăn ngừa các vết rạn da khi mang thai
Gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng rạn da trong thai kỳ, nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn da khi mang thai. Đồng thời, những cách sau cũng sẽ giúp mẹ làm mờ vết rạn da sau sinh dễ dàng và hiệu quả hơn.
1. Chế độ ăn uống tốt cho da
Cân đối chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ đảm bảo cho bạn và cả thai nhi đều được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết trong thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm các thực phẩm tăng cường sức khỏe cho làn da cũng như những món ăn có thể cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn xuất hiện.
Mẹ có thể bổ sung thực phẩm chứ nhiều chất oxy hóa để giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da của mẹ bầu như: dâu tây, việt quất…Thực phẩm giàu vitamin E để bảo vệ các màng tế bào da như: bông cải, bơ, các loại hạt…Thực phẩm giàu vitamin A như: khoai lang, cà rốt, bí và xoài. Bổ sung lượng vitamin D dồi dào cho cơ thể có thể giảm nguy cơ rạn da. Các món ăn giàu omega-3 và omega-6 sẽ giúp mẹ bầu có làn da mịn màng và giữ tế bào da khỏe mạnh. Mẹ có thể tìm thấy những chất này trong cá hồi, dầu cá hoặc óc chó.
2. Uống nhiều nước
Nước giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da mềm, ẩm từ đó giúp da khỏe đẹp và làm các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở. Mẹ bầu nên uống 8 ly nước mỗi ngày và thường xuyên dùng trà thảo mộc không chứa caffeine thì bạn vẫn giúp cơ thể cung cấp đủ lượng nước. Thói quen ăn nhiều rau và trái cây mọng nước có thể cung cấp thêm nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
3. Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ
Tập luyện thể dục giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, tập luyện khi mang thai còn giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý từ đó hạn chế vết rạn da xuất hiện.
Mẹ bầu có thể tập luyện những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như các bài tập căng cơ và những động tác đơn giản khác. Bạn nên tập các bài tập nhẹ nhàng, không tốn sức như yoga hoặc Pilates để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như đau lưng, mỏi lưng và chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ.
4. Tránh sử dụng hóa chất
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa tắm chứa sulfate. Nếu thường xuyên sử dụng hóa chất này sẽ làm khô và giảm độ đàn hồi của da.
Do đó, bạn nên ưu tiên chọn lựa sữa tắm cũng như các loại dầu và kem chống rạn da có chất chiết xuất từ các tinh dầu thiên nhiên ví dụ như dầu dừa, dầu ô liu.
5. Tăng cân hợp lý
Khi bạn tăng cân quá nhanh, các vết rạn da khi mang thai sẽ xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Do đó, bạn cần chú ý đến cân nặng khi mang thai thường xuyên hơn.
Để làm được điều này bạn nên:
- Tránh ăn quá nhiều: Dù khi mang thai, bạn được khuyến khích nạp nhiều năng lượng hơn so với nước nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải ăn cho 2 người.
- Kìm hãm cảm giác thèm ăn: Khi bạn muốn ăn gì đó, hãy cứ ăn một chút và sau đó nhấm nháp trái cây để thỏa mãn cơn đói. Điều này sẽ giúp bạn không bị tăng cân quá mức.
III. Cách chữa rạn da sau khi sinh hiệu quả
1. Chế độ ăn uống
Đối với chế độ ăn uống sau sinh bạn nên:
- Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như bơ, quả hạch, cá, rau củ và trái cây giúp phục hồi làn da cũng như tăng khả năng tái tạo da.
- Không nên giảm cân sau sinh đột ngột bằng cách nhịn ăn vì sẽ khiến da không kịp thích ứng với độ co giãn để thắt chặt lại.
- Đừng quên uống nhiều nước để cung cấp độ giãn cho da và tăng tính đàn hồi.
2. Tăng cường tập luyện thể thao
Bạn có thể tập trung vào các bài tập như:
- Các bài tập về cardia: Đạp xe, bơi lội sẽ giúp đẩy mạnh hệ thống tuần hoàn và hỗ trợ da trở ljai trạng thái cũ
- Các bài tập để tăng cường sức mạnh: Khi bài tập luyện các cơ sẽ được hình thành cũng như làm săn chắc làn da.