Trong quá trình mang thai, có rất nhiều hiện tượng bà bầu đau bụng. Trong một số trường hợp, đau bụng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi. Vậy, nguyên nhân đằng sau những cơn đau bụng đó là gì? Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

I. Đau bụng khi mang thai là hiện tượng gì?

Hiện tưởng đau bụng khi mang thai là một triệu chứng hay xảy ra trong thai kỳ. Mỗi ngày thai nhi lớn dần đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng phải to lên để kịp cho thai nhi phát triển, kéo theo 2 dây chằng tròn 2 bên căng và lớn ra. Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên sẽ kéo theo dây chằng căng và dãn nhiều hơn và gây nên những cơn đau bụng.

Hiện tượng đau bụng khi mang thai xảy ra ở khá nhiều mẹ bầu

II.Nguyên nhân đằng sau những cơn đau bụng là gì?

1. Nhiễm trùng đường tiểu

Một số mẹ bầu thường xuyên đi tiểu, có cảm giác ngứa hoặc rát mỗi khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Khi bà bầu đau bụng và có những triệu chứng này cần tới gặp bác sĩ để chữa trị ngay lập tức nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Biểu hiện chủ yếu là khi đi tiểu cảm thấy đau rát, nhiễm khuẩn bàng quang, đau bụng dưới và bị áp lực ở vùng xương chậu, thường xuyên đi tiểu, nước tiểu có mùi khó chịu, vẩn đục hoặc có thể lẫn với máu…mẹ bầu cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Đầy bụng, khó tiêu

Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

Bà bầu đau bụng có thể là do đầy bụng, khó tiêu

3. Đau dây chằng

Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khí các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho.

4. Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks

Những cơn co thường xuất hiện vào giữa thời kì mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đâu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc xuất hiện thường xuyên khoảng trên 4 lần/1h, bạn nên đến ngay bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và đi kèm với các dấu hiệu chuyển dạ sinh con sớm.

Nếu cơ co xảy ra thường xuyên thì mẹ cần đến ngay bác sĩ

5. Tiền sản giật

Đây là hiện tượng rất nguy hiểm, bắt đầu từ tuần 19 trở đi mẹ bầu cần cảnh giác cao với hiện tượng này. Tiền sản giật bao gồm các rối loạn như tăng huyết áp và protein niệu kèm theo các rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương như đau đầu, nhìn mờ, cơn co giật và hôn mê.

6. Sinh non

Ở giai đoạn cuối thai kì mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau bụng kèm theo những cơ co thắt, đây có thể là dấu hiệu của sinh non. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên trong giai đoạn này để nhận những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.

Các mẹ bầu có những cơn co thắt trong khoảng từ tuần thứ 20-36 của thai kỳ có thể sẽ sinh non với những biểu hiện như: những cơn cơ thắt diễn ra đều đặn từ 5-10 phút/lần, kéo dài 30 giây, đau lưng, chảy máu âm đạo,…nhận ra áp lữ ở vùng xương chậu.

Bà bầu đau bụng có thể hiện tượng của sinh non

7. Chửa ngoài dạ con

Chửa ngoài dạ con hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung. Bà bầu đau bụng thường xuyên có thể là mẹ đang mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung cũng như dấu hiệu chảy máu trong thời gian mang thai từ 6-10 tuần cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng. Mẹ bầu cần khẩn trương tới gặp bác sĩ ngay nếu cảm thấy một bên của bụng dưới đau như xe hoặc từng cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường…thì phải đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chuyên khoa khám và có biện pháp chữ trị.

8. Đau bụng do sẩy thai

Sẩy thai thường xảy ra trong 7 tháng đầu. Khi thấy xuất hiện một số biểu hiện như đau bụng, đau lưng…tiếp theo đó là máu ở âm đạo ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu hoặc máu cục, gây đau bụng dữ dội… thì nguy cơ sẩy thai rất là cao.

Nếu mẹ bầu cảm thấy đau bụng và xuất hiên đốm máu hoặc chuột rút thì có thể đó là do sẩy thai. Phát hiện những dấu hiệu như vậy, mẹ bầu cần tới gặp ngay bắc sĩ phụ khoa để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Đau bụng cũng là dấu hiệu báo sẩy thai mẹ cần phải lưu ý

Bà bầu đau bụng cần được đặc biệt chú ý và có thể là những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi gặp những triệu chứng nguy hiểm nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây