Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm? Một số nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

0
321

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường tăng cao trong máu khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 10% phụ nữ mang thai ở thế giới.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiểu đường thai kỳ đái (hay được gọi đái tháo đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Thường không có các triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm?

Ảnh hưởng đối với người mẹ

Tiểu đường thai kỳ  làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận. Về lâu dài tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nên nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 và dẫn đến  các biến chứng. Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn người bình thường. Các biến chứng thường gặp là:

Tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai

Cao huyết áp

Huyết áp cao trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai nhi chậm phát triển và sinh non.

Sinh non

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ làm tăng khả năng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị tiểu đường thai kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non là do các nguyên nhân kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.

Đa ối

Dịch ối nhiều thường bắt đầu suất hiện thấy từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.

Sẩy thai và thai lưu

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường xuyên

<<xem thêm>>: Một số thực phẩm gây sảy thai bà bầu nên tránh

Nhiễm khuẩn niệu

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát glucose huyết tương tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu thường không có các triệu chứng lâm sàn nhưng làm cho glucose huyết tương của thai phụ đánh mất cân bằng và cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến không đáng có như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối

Ảnh hưởng về lâu dài

Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng khi phụ nữ đã có tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao thành đái tháo đường typ 2 trong tương lai. Ngoài ra, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ cao bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo.

Ảnh hưởng với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu nó có thể làm cho thai nhi có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi thường được xảy ra vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm cho thai nhi tăng trưởng quá mức.

Tăng trưởng quá mức và thai to Hiện tượng của thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào trong thai nhi kích thích thai phát triển

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Khi chúng ta ăn vào cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này sẽ được đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào trên cơ thể để cung cấp năng lượng. Một cơ quan được gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone được gọi là insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu tăng.

Trong giai đoạn mang thai, nhau thai cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé tiết ra các hormone giúp cho thai nhi phát triển. Một vài hormone khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).

Để có thể giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không có thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Những nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ trong lúc mang bầu của mẹ sẽ tăng lên nếu:

-Thừa cân béo phì trước khi mang thai.

-Tăng cân rất nhanh trong giai đoạn thai kỳ.

-Có người thân (cha mẹ, anh chị em) đã mắc bệnh.

-Có lượng đường trong máu cao.

-Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây tăng cân béo phì là một trong nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường

Phòng tránh

-Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn phải đáp ứng được các yêu cầu: duy trì được lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ các chất calo và dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thời gian thai kỳ bằng cách dung nạp vừa đủ, từ 2.200 – 2.500calo/ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu bạn thừa cân có thể con số này sẽ phải giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày.

Cụ thể:

10 – 20% lượng calo đến từ các nguồn protein (từ động vật và thực vật)

Ít hơn 30% lượng calo đến từ các chất béo chưa bão hòa

Ít hơn 10% lượng calo đến từ chất béo bão hòa

40% lượng calo còn lại đến từ carbohydrate

Tập thể dục đều đặn thường xuyên

Tập thể dục nhiều hơn điều này sẽ giúp cơ thể bạn đào thải các chất độc tố trong cơ thể và sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó cơ thể sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Hãy cố gắng thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15 – 30 phút đều đặn trong ngày và hầu hết các ngày trong tuần. 

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây