Bà bầu bị đầy bụng, chướng hơi là một trong những tình trạng phổ biến dễ kích hoạt trong thai kỳ. Đầy bụng khi mang thai có nghiêm trọng hay không và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu mẹ nhé!
I. Nguyên nhân gây đầy bụng ở bà bầu
1. Thay đổi nội tiết tố
Thời kỳ mang thai, nội tiết tố nữ ít nhiều có những sự thay đổi nhất định. Cơ thể bà bầu sẽ sản sinh ra một hormone khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị mềm ra. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, axit dạ dày dư thừa và dễ trào ngược lên trên.
2. Tử cung phát triển
Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ phải giãn ra để đảm bảo khoảng không cho thai nhi phát triển. Thai nhi càng lớn thì tử cung càng giãn rộng. Điều này đã khiến cho dạ dày bị chèn ép, ruột không thể hoạt động tốt như bình thường. Từ đó, bụng của bà bầu sẽ sinh ra nhiều khí ga hơn và đầy chướng lên.
3. Chế độ ăn uống
Thời kỳ mang thai, bà bầu thường ăn rất nhiều thứ. Để đáp ứng điều này mẹ bầu đã nạp không ít các thực phẩm khó tiêu. Nhất là các loại đồ chua, thức ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ. Đây là nguyên nhân chính khiến các bà bầu chướng bụng, đầy hơi.
Bên cạnh đó, một số thói quen như nhai vội, ăn quá nhiều hay quá no, nằm ngay sau khi ăn…cũng là yếu tố liên quan.
II. Các triệu chứng thường gặp
1. Căng tức bụng trên
Khi bị chướng bụng, đầy hơi, bà bầu sẽ thường thấy phần bụng trên của mình trở nên căng tức, khó chịu. Đôi khi còn gặp phải những cơn đau bụng râm ran, ợ chua, ợ khan cũng có thể là dấu hiệu đi kèm.
2. Cảm giác nhanh no, nhanh chán
Dịch tiêu hóa thường ít tiết ra khi bị chướng bụng đầy hơi. Chính vì thế, bà bầu thường không có cảm giác đói, không thèm ăn, thâm chí là chán ăn. Bụng lúc nào cũng đầy chướng cũng sẽ làm tăng cảm giác nhanh no. Lúc này mẹ bầu vừa ăn một ít đã thấy no hoặc đôi khi còn bỏ bữa.
3. Rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng có thể là hệ quả của chứng chướng bụng đầy hơi ở mẹ bầu. Táo bon và tiêu chảy là hai vấn đề dễ gặp, trong đó tình trạng táo bón xảy ra phổ biến hơn.
III. Bà bầu bị đầy bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đầy bụng là một trong những vấn đề tiêu hóa bình thường. Tình trạng này có thể nhanh chóng được khắc phục khi mẹ bầu biết cách khắc phục. Lúc này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bị đầy hơi dài ngày, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên mệt mỏi, chán ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu mà còn cản trở quá trình phát triển của thai nhi.
Nguy hiểm nhất là khi tình trạng đầy bụng đầy hơi đi kèm với táo bón ở những tháng đầu thai kỳ. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của thai nhi. Bởi khoảng thời gian đầu khi mang thai, thai nhi sẽ chưa thể bám chắc chắn vào thành tử cung.
IV. Khắc phục tình trạng đầy bụng ở bà bầu
1. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là yếu tố cần thiết nhất giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng đầy bụng. Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng các thành phần dinh dưỡng không chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng mà còn đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như: đu đủ, táo, lê, chuối…rất phù hộ với bà bầu trong lúc này. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh và trái cây khác. Ngoài ra, cần uống đủ lượng nước cơ thể cần, nhất là khi sử dụng viên uống bổ sung sắt hay canxi.
Bà bầu nên chú ý tránh xa các loại thực phẩm khó tiêu. Điển hình nhất là thức ăn cay nóng, đồ muối chua, thực phẩm chế biến ăn sẵn, đồ ăn có nhiều phụ gia.
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn khoa học, bà bầu cần chú ý các nguyên tắc trong ăn uống:
- Chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 – 6 bữa trong ngày..
- Tránh việc ăn quá no hay quá nhiều mỗi bữa.
- Chú ý nhai kỹ khi ăn để giúp giảm áp lực co bóp cho dạ dày.
- Không nên nằm ngay sau khi vừa ăn xong, thay vào đó nên đi lại nhẹ nhàng ít nhất 15 phút
2. Uống nước chanh nóng, nước nghệ tươi
Nước chanh nóng có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm. Đồng thời còn hỗ trợ tăng tiết axit cho dạ dày. Bà bầu có thể sử dụng một muỗng nước cốt chanh pha vào ly nước ấm và thêm chút muối rồi uống trước bữa ăn. Tuy nhiên, không sử dụng cách nàu nếu bị các bệnh như viêm loát dạ dày hay trào ngược dạ dày.
Ngoài nước chanh nóng thì việc sử dụng nước nghệ tươi cũng là một cách hay. Trong nghệ có các thành phần chống kích ứng dạ dày rất tốt, có thể hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Uống nước nghệ tươi còn giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.
3. Thiết lập lối sống khoa học
Duy trì lối sống khoa học không chỉ giúp bà bầu cải thiên triệu chứng mà còn ngăn ngừa nguy cơ gặp tình đầy bụng. Vì thế, bà bầu nên chú ý các vấn đề dưới đây:
- Tập thể dục, rèn luyện thân thể nhẹ nhàng mỗi ngày
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh mệt mỏi
- Tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
- Tránh xa khói thuốc lá
- Không sử dụng rượu bia hay chất kích thích
4. Massage vùng bụng
Liệu pháp này đặc biệt phù hợp khi bà bầu vị đầy bụng kèm theo chứng táo bón. Massage vùng bụng chính là một giải pháp an toàn có thể giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Liệu pháp này sẽ cải thiện tốt tình trạng căng cứng và khó chịu ở vùng bụng. Tuy nhiên, các bà bầu cần chú ý sử dụng lực tay nhẹ nhàng khi massage để tránh phát sinh vấn đề ngoại ý.