Trầm cảm sau sinh – Mẹ không hề lẻ loi trong cuộc sống

0
828

Trầm cảm sau sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay, phụ nữ dù đã sinh hay chưa sinh đều đã được nghe qua và cảm thấy sợ hãi. Vậy thực tế có nghiêm trọng vậy không và có thể gây ra hậu quả gì cho phụ nữ sau sinh. Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu luôn nhé!

I. Nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, tuy nhiên riêng với phụ nữ sau sinh thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trầm cảm sau sinh đó là sự thay đổi hormone.

Thông thường, khi mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều từ bên trong đến bên ngoài. Đặc biệt, sự thay đổi về hormone diễn ra mạnh mẽ nhất.

Trầm cảm sau sinh do nhiều nguyên nhân

Thông thường khi mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều từ bên trong đến bề ngoài. Đặc biệt sự thay đổi về hormone diễn ra mạnh mẽ nhất. Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sản sinh lượng lớn hormone estrogen và progessterone. Tuy nhiên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, lượng hormone này sẽ nhanh chóng trở về mức như trước khi họ mang thai. Sự sụt giảm đột ngột này có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, tương tự như khi thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt của bạn vậy.

Đối với một số phụ nữ, sự sụt giản hormone tuyến giáp, loại hormone điều chỉnh cách cơ thể bạn sử dụng năng lượng cũng có thể dẫn đến căng thẳng, thay đổi tâm trạng, vấn đề về giấc ngủ, sự tập trung và tăng cân.

Tất cả những sự thay đổi trên kết hợp với những biến đổi về tâm lý trong hành trình mang thai và sinh con có thể khiến bạn dễ dàng bị căng thẳng, trầm cảm hoặc nặng nề và hiếm gặp hơn là rối loạn tâm thần sau sinh.

Một số phụ nữ thuộc nhóm sau có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn những người khác:

  • Mẹ có tiền sử bị trầm cảm hoặc mắc bệnh về tâm thần có nguy cơ cao nhất mắc phải trầm cảm sau sinh
  • Mẹ có tiền sử gia đình về trầm cảm hoặc bệnh tâm thần
  • Mẹ không được sự ủng hộ và hỗ trợ khi mang thai và sinh con
  • Mẹ có chồng bị trầm cảm hoặc bệnh tâm thần
  • Mẹ thường xuyên lo lắng hoặc có ý nghĩ tiêu cực khi mang thai.
  • Mẹ có thai kỳ hoặc kỳ sinh trước không thuận lợi
  • Mẹ gặp vấn đề về tình trạng hôn nhân hoặc tài chính
  • Mẹ bị rối loạn nghiện chất
  • Mẹ bị bệnh mãn tính

Nguy cơ bị trầm cảm cũng cao hơn khi bạn sinh nhiều con, sinh non hay sinh con bị thiếu hụt bẩm sinh hay mắc phải về phát triển thể chất hoặc thần kinh.

Sự căng thẳng do chuyển đổi môi trường như mẹ sau sinh đi làm lại cũng có thể là một yếu tố nguy cơ.

Những người thuộc dân tộc thiểu số, người nhập cư và người tị nạn đặc biệt có nguy cơ. Vì, họ phải đối mặt với sự căng thẳng cao khi phải sắp xếp việc học tập, công việc khi mang thai cũng như sinh con và thường không có được nhiều sự hỗ trợ từ gia đình hay địa phương. Bên cạnh đó, họ còn có mối lo ngại về tài chính và văn hóa.

Mặc dù các yếu tố trên giúp xác định những người có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh, nhưng trên thực tế mọi phụ nữ đều có thể bị ảnh hưởng khi mang thai hoặc năm đầu sau sinh. Vì, tình trạng căng thẳng cả ở trong giai đoạn thai kỳ lẫn khi mang thai, có thể diễn ra với bất cứ người phụ nữ nào, trong hoàn cảnh nào cũng như bất cứ thời điểm nào.

II. Trầm cảm sau sinh gồm những mức độ nào?

1. Hội chứng nỗi buồn sau sinh ” The baby blues “

Rất nhiều phụ nữ mắc phải hội chứng ” The baby blues ” ngay sau sinh. Theo các nghiên cứu và báo cáo, con số trên thực tế cho thấy, có đến 50-80% phụ nữ trải qua tình trạng này. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều sẽ vượt qua và trở lại bình thường một thời gian ngắn sau khi em bé chào đời. Những trường hợp lâu nhất khi trở lại trạng thái bình thường là đến khoảng 2 tuần sau sinh.

Hội chứng nỗi buồn sau sinh ” The baby blues “

Biểu hiện của “The baby blues” gồm:

  • Bạn thường xuyên thay đổi tâm trạng
  • Bạn thấy buồn bã lo lắng hoặc choáng ngợp
  • Bạn khóc không kiểm soát
  • Bạn mất cảm giác ngon miệng
  • Bạn gặp vấn đề về giấc ngủ

Ở mức độ “baby blues”, các triệu chứng thường không quá nặng nề và bạn vẫn có thể kiểm soát chúng bằng cách:

  • Bạn hãy ngủ nhiều nhất có thể, ngủ khi con ngủ
  • Bạn hãy đừng quá áp lực bản thân. Bạn không thể làm tất cả một mình – không ai có thể làm điều đó cả. Vì vậy, hãy làm những việc trong khả năng của bạn, và để những việc còn lại cho những người khác.
  • Bạn nên tránh ở một mình quá nhiều
  • Bạn hãy nhờ đến và nhận sự giúp đỡ từ chồng, người thân và bạn bè
  • Bạn hãy tham gia hội nhóm dành cho các bà mẹ
  • Bạn hãy tập luyện thể thao

2. Trầm cảm chu sinh

Trầm cảm chu sinh bao gồm cả trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh. Tình trạng này gặp ở khoảng 1 trong 5 phụ nữ. Trầm cảm chu sinh thường kéo dài và các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với ” The baby blues” với các biểu hiện có thể bao gồm:

  • Bạn ngủ quá nhiều hoặc không ngủ chút nào
  • Bạn không thấy vui vẻ
  • Bạn cảm thấy vô cảm
  • Bạn gặp vấn đề về tập trung, ghi nhớ và ra quyết định
  • Bạn không có hứng thú chăm sóc bản thân
  • Bạn thấy không có sức lực để hoàn thành những việc thường ngày
  • Bạn tránh gặp người thân và bạn bè
  • Bạn mất hứng thú hoặc phản ứng tình dục
  • Bạn thấy mình là người thất bại nặng nề hoặc không có khả năng
  • Bạn có tâm trạng thất thường
  • Bạn quan tâm quá mức hoặc quá ít tới em bé
  • Bạn kỳ vọng quá nhiều và đòi hỏi quá cao
  • Bạn thấy mọi thứ không hợp lý

Để điều trị trầm cảm chu sinh, có rất nhiều phương pháp được đưa ra để có thể mang lại hiệu quả cao. Thông thường, việc điều trị trầm cảm chu sinh sẽ bao gồm điều trị tâm lý, hoặc đôi khi kết hợp giữa việc dùng một số loại thuốc chống trầm cảm, điều trị tâm lý và sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Tuy nhiên vì lo sợ ảnh hưởng tới em bé mà nhiều phụ nữ do dự hoặc không chấp nhận điều trị. Đây là suy nghĩ sai lầm vì nếu tình trạng trầm cảm sau sinh không được can thiệp sớm thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là mẹ có ý nghĩ tiêu cực có thể gây hại cho em bé và cho cả bản thân mình.

3. Rối loạn thần kinh sau sinh

Một số ít phụ nữ bị một dạng trầm cảm hiếm gặp và nghiêm trọng gọi là rối loạn tâm thần sau sinh. Phụ nữ được chẩn đoán bị rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn phân liệt cảm xúc có nguy cơ mắc phải rối loạn tâm thần sau sinh cao hơn.

Rối loạn thần kinh sau sinh

Các triệu chứng của tình trạng này có thể xuất hiện trong 4 tuần đầu sau sinh và bao gồm:

  • Cảm giác cực kỳ bối rối
  • Cảm giác vô vọng
  • Không thể ngủ ngay cả khi cơ thể kiệt sức
  • Không chịu ăn
  • Không tin tưởng người khác
  • Bị ảo giác về hình ảnh, âm thanh
  • Có suy nghĩ tiêu cực về việc làm tổn thương bản thân, em bé mới sinh hoặc những người khác.

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được. Nếu mẹ nghi ngờ bản thân hoặc người thân đang mắc phải tình trạng này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây