Giải đáp: Chứng ứ mật thai kỳ những điều mà mẹ cần biết

0
350

Mang thai và sinh con có thể nói là một điều vô cùng thiêng liêng đối với người phụ nữ, vì thế nên chú ý bảo vệ con yêu ngay trong bụng mẹ là một điều cực kỳ cần thiết. Trong giai đoạn mang thai là một trong những giai đoạn cực kì là nhạy cảm đây là thời gian mà các phát triển những bước đầu tiên của trẻ. Khi mang thai đây là thời gian mà cơ thể của mẹ suy yếu để nuôi để lấy các chất dinh dưỡng để nuôi trẻ. Một trong những căn bệnh mà các mẹ khi mang thai chứng ứ mật thai kỳ đây là một bệnh lý nguy hiểm hoctiensan.com chia sẻ cho các mẹ hiểu hơn và cách nhận biết.

Chứng ứ mật thai kỳ là gì?

Là tình trạng dịch mật do gan sản xuất bị ứ được đọng lại trong gan, thay vì chúng được di chuyển xuống đường ruột để được hấp thu chất béo và các vitamin dạng dầu (vitamin A, E, D). Ứ mật do thai kỳ thường được gặp trong 3 tháng cuối của quá trình mang thai, ở phụ nữ sinh đôi, sinh ba. Bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, với tỷ lệ 1/20

Biểu hiện ngứa dữ dội 

Các dấu hiệu chứng ứ mật thai kỳ

  • Ngứa đặc biệt là bàn tay và bàn chân (thường rễ nhận biết)
  • Nước tiểu màu đục (sẫm màu)
  • Đau bụng (đặc biệt góc phần tư phía trên bên phải)
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức
  • Ăn không có cảm giác ngon
  • Trầm cảm

Nguyên nhân gây ra chứng ứ mật thai kỳ

Nguyên nhân chính gây ứ mật thai kỳ hiện chưa được xác định rõ ràng. Theo nhận thấy các yếu tố nội tiết và di truyền có ảnh hưởng lớn đến tình trạng này.

Làm gây khó chịu cho mẹ

Yếu tố nội tiết: Nội tiết tố ở người phụ nữ thay đổi khi mang thai. Estrogen và Progesterone tăng lên trong máu làm gây rối loạn chức năng gan làm dịch mật lưu thông trong gan bị chậm lại. Các muối mật, bilirubin có trong túi mật sẽ thấm vào trong máu và làm kích thích gây ngứa dưới da.

Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã xác định có sự ảnh hưởng của các yếu tố đột biến gen trong trường hợp này. Những phụ nữ trong gia đình có người đã bị mắc bệnh thì cũng sẽ có nguy cơ di truyền cao.

Yếu tố môi trường: Một số thống kê cho thấy có nhiều phụ nữ ứ mật thai kỳ trong những tháng mùa đông. Lý do này hiện chưa được rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có sự kích thích của môi trường trong vấn đề này như mùa đông khiến làm giảm tiếp xúc với ánh nắng, sự thay đổi trong chế độ ăn… 

Những người có nguy cơ cao bị chứng ứ mật thai kỳ

– Phụ nữ có tiền sử bị bệnh gan và đã từng bị bệnh sỏi mật

– Phụ nữ mang thai đôi (hoặc nhiều hơn).

– Nhà đã có người thân bị mắc bệnh (có mẹ hoặc chị em gái từng mắc bệnh) 

Rủi ro chứng ứ mật thai kỳ là gì?

Rủi ro do ứ mật thai kỳ không chỉ là làm cho mẹ bầu sự khó chịu khi mang thai mà còn có thể làm tăng nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi như: thai chết lưu, sinh non, suy thai, phân su trong nước ối. Trong đó, phân su trong nước ối là biến chứng khá nguy hiểm cho thai nhi dễ bị sặc vào đường hô hấp của thai nhi trong khi người mẹ chuyển dạ và gây viêm phổi cho bé ngay sau khi chào đời. Ứ mật thai kỳ cũng làm gia tăng các nguy cơ xuất huyết cho các bà mẹ sau khi sinh, do làm cơ thể giảm hấp thu vitamin K.

Các điều trị và phòng tránh đối với chứng ứ mật thai kỳ

Giảm nhẹ triệu chứng

Acid usodeoxycholic là loại thuốc giúp giảm ngứa cũng như làm thông tắc mật.

Corticosteroid dưới dạng kem hay lotion giúp làm giảm ngứa.

Ngâm vùng da bị ngứa trong nước ấm cũng có tác dụng làm xoa dịu tạm thời.

Ngăn ngừa biến chứng

Xét nghiệm máu: Để theo dõi chức năng gan và nồng độ muối mật trong máu.

Siêu âm: Để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Kích thích đẻ: Trong hầu hết các trường hợp bác sỹ sẽ khuyến cáo các bà mẹ nên sinh con ở tuần thứ 38. Nếu tình trạng ứ tắc mật càng nghiêm trọng thì việc sinh con có thể được tiến hành sớm hơn.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây