Lần đầu tiên mang thai chắc hẳn mẹ nào cũng có nhiều bỡ ngỡ, từ những việc nhỏ nhất như làm sao để biết mình đang có bầu tới những danh sách việc cần chuẩn bị cho con theo từng giai đoạn. Mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng chuẩn bị từng bước để chào đón con yêu. Hãy cùng Hoctiensan.com tìm hiểu những bước cần chuẩn bị dưới đây nhé!

Bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ

Hãy chắc chắn rằng trong tủ lạnh nhà mình luôn có những đồ ăn có lợi cho thai nhi: ngũ cốc, trái cây tươi và khô, các loại mì dinh dưỡng từ lúa mạch và sữa chua, sữa tươi.

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như trái cây, rau củ

Bổ sung vitamin khi mang thai

Nếu mẹ chưa bổ sung vitamin trước đây thì hiện tại là thời điểm thích hợp bởi mẹ cần bổ sung đầy đủ Axit Folic trong thời kì đầu này. Axit Folic là thành phần quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ nứt đốt sống ở bé trong quá trình phát triển hệ thống thần kinh sơ khai.

Lựa chọn một nơi để thăm khám

Nếu mẹ đã có một bác sĩ riêng cho gia đình trong lĩnh vực này thì mọi thứ đều trở nên đơn giản, còn nếu chưa có thì hãy tìm hiểu ngay từ bây giờ. Mẹ có thể tìm hiểu thông qua bạn bè và người thân để lựa chọn một nơi thích hợp đồng thời kiểm tra lại nơi thăm khám có thuộc danh sách bảo hiểm mẹ được nhận hay không.

Giảm lượng nạp caffeine mỗi ngày

Nghiên cứu chỉ ra rằng một lượng lớn caffeine sẽ dẫn tới xảy thai và những vấn đề khác trong quá trình mang thai. Đó là lí do vì sao các bác sĩ khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên nạp dưới 200mg caffeine mỗi ngày.

Mẹ hãy giảm uống lượng caffein mỗi ngày

Hãy chắc chắn những hoạt động sắp tới an toàn cho thai nhi

Một vài hoạt động bên ngoài bao gồm cả công việc và những thói quen sở thích của mẹ có thể gây ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sự phát triển của bé. Mẹ sẽ bắt đầu phải lựa chọn những thứ nên làm hoặc không nên bao gồm: dọn dẹp nhà cửa, đạp xe, tiếp xúc với hoá chất, uống nước trực tiếp chưa đun sôi…

Tránh các thực phẩm không an toàn

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên lưu ý tránh những thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất bảo quản bao gồm thịt chưa chín, các loại phô mai chưa qua chế biến, trứng sống và sushi làm từ cá sống, hàu sống và những loại sò khác, cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao (như cá biển), rau sống…Mẹ có thể kết hợp ăn sa lát với những loại thực phẩm giàu protein như trứng luộc, thịt gà, hải sản, thịt hun khói và các loại thịt đã được nấu chín kĩ.

Hãy cố gắng ăn tốt nhất có thể

Đừng lo lắng nếu mẹ không thể ăn uống gì trong kì tam các nguyệt đầu tiên vì những cơn ốm nghén hành hạ. Mẹ chỉ cần cố gắng trong khả năng của cơ thể và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn trong giai đoạn đầu tiên này.

Vượt qua những cơn ốm nghén

Thật không may với nhiều mẹ, ốm nghén xảy ra với hầu hết phụ nữ mang thai và kéo dài trong 3 tháng đầu của tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ có thể giảm ốm nghén bằng cách chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn thành ba bữa chính như trước. Gừng và châm cứu có thể hữu ích với một số mẹ, nếu mẹ vẫn không thể giảm được ốm nghén thì nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ để bổ sung thêm vitamin B6 hoặc những loại thuốc hỗ trợ giảm ốm nghén (những thuốc này phải đảm bảo an toàn và không gây ra phản ứng phụ).

Kiểm tra từng tuần phát triển của thai nhi

Mẹ nên lựa chọn một phần mềm theo dõi thai kì và cài đặt trên điện thoại để nắm được từng giai đoạn phát triển của bé, đó là trải nghiệm quý báu mà mẹ chắc chắn không muốn bỏ lỡ.

Tham gia các câu lạc bộ mẹ bầu

Không một ai có thể hiểu hết những nỗi khổ mà mẹ đang trải qua bằng những mẹ đang mang bầu, mẹ hãy kết bạn với những mẹ khác để trao đổi thêm kinh nghiệm.

Học cách nói chuyện với em bé trong bụng

Mẹ có thể dành từ 5-10 phút mỗi ngày để nghĩ về em bé, lúc mới ngủ dậy hoặc trước khi ngủ là thời điểm lý tưởng. Trong suốt thai kì, nếu mẹ muốn giao tiếp với bé thì hãy nhẹ nhàng đặt tay lên bụng và nghĩ thầm về em bé và những điều mẹ đang mong muốn. Bé có thể cảm nhận được tình cảm của mẹ thông qua những xúc cảm truyền từ hệ thần kinh của mẹ tới thai nhi.

Bố mẹ hãy nói chuyện nhiều hơn với con trong bụng

Lên kế hoạch chi tiêu cho em bé

Hãy bắt đầu nghĩ về những khoản chi tiêu sẽ phải dành cho bé khi ra đời: quần áo, thực phẩm, tã sữa, đồ chơi…Mẹ nên lập một kế hoạch tài chính và kê ra những thứ em bé cần theo từng chu kì để bắt đầu tiết kiệm dần từ giai đoạn đầu mang thai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây