Cực kỳ nguy hiểm khi bà bầu bị chó cắn và những điều mẹ cần biết

0
382

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể sẽ gặp phải một số tình huống bất ngờ xảy ra không thể lường trước được. Bà bầu bị chó cắn cũng là trường hợp mà rất nhiều mẹ mặc phải. Vậy thì, mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Hãy tham khảo những điều cần biết ngay dưới đây để không ảnh hưởng tới thai nhi mẹ nhé!

Tham khảo: 

Chó cắn khi mang thai có nguy hiểm không?

Với những con chó không có dấu hiệu bệnh tật hay mang một mầm mống của bệnh dại thì khi bà bầu bị chó cắn sẽ không nguy hiểm. Bởi vết cắn chỉ là vết thương ngoài da sẽ nhanh chóng hồi phục, không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, đối với một số con chó có dấu hiệu của bệnh dại thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong khi virus dại trong người bùng phát. Do vậy, mẹ cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ nếu xuất hiện một trong số những triệu chứng dưới đây:

  • Vết cắn sâu và chảy máu nhiều
  • Bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn liên tục
  • Bị sốt và mất nhận thức
  • Vết cắn có chảy mủ, sưng và đau

Bà bầu bị chó cắn cần hiểu rõ tình trạng của cơ thể và vết thương

Thai nhi có bị ảnh hưởng khi bà bầu bị chó cắn hay không?

Nhiều mẹ lo lắng vấn đề sức khỏe của thai nhi có bị ảnh hưởng khi bị chó cắn hay không? Tuy nhiên, mẹ không phải quá bận tâm nếu con chó khỏe mạnh, bình thường và vết thương nhanh chóng hồi phục. Lúc này, sức khỏe của thai nhi sẽ không hề có bất cứ ảnh hưởng nào sau khi bà bầu bị chó cắn. Ngược lại, nếu gặp phải chó dại và không được tiêm phòng kịp thời, virus dại xâm nhập vào trong cơ thể, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của thai nhi. 

Vậy nên, bà bầu bị chó cắn không nên chủ quan với bất cứ hiện tượng nào của cơ thể. Mẹ hãy sơ cứu như bình thường và sau đó cân nhắc tiêm phòng dại để hạn chế tối đa nguy hiểm sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp bị chó cắn mẹ nên tránh xa những con chó nguy hiểm kể cả chó cảnh để tránh được trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm: Bà bầu bị mèo cắn có sao không?

Cách sơ cứu ban đầu khi bà bầu bị chó cắn

Khi bà bầu bị chó cắn cần phải nhanh chóng xử lý vết thương để tránh trường hợp bị nhiễm trùng. Dưới đây là các bước mà bà bầu cần thực hiện:

  • Làm sạch vết thương: Mẹ bầu cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch, không nên cọ xát quá mạnh khiến vết thương thêm sâu. Chú ý không làm sạch vết thương bằng sữa tắm, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh.
  • Sát trùng vết thương: Sau bước làm sạch, vết chó cắn cần được sát trùng bằng oxy già hoặc cồn y tế để làm sạch những vi khuẩn, vi trùng trên bề mặt vết thương. Sau đó, cần để vết thương khô thoáng, không nên băng bó sẽ khiến vết thương liền da chậm.
  • Cầm máu vết thương: Nếu vết chó cắn quá sâu, dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều, mẹ bầu phải thực hiện cầm máu bằng gạc y tế. Tuy nhiên, nếu máu chảy quá nhiều cần đưa ngay đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thực hiện cầm máu bằng các phương thức nâng cao khác.

Thông thường, vết thương bị chó cắn ở mức độ nhẹ sẽ không sâu và nhanh hồi phục. Tuy nhiên, nếu vết thương có nhiều hoặc quá sâu sẽ cần phải có sự thăm khám chi tiết của bác sĩ để đưa ra phương thức sơ cứu kịp thời. 

Bà bầu bị chó cắn cần thực hiện các cách sơ cứu vết thương để vết cắn tránh nhiễm trùng

Đang mang thai bị chó cắn có nên tiêm phòng?

Tiêm phòng dại có được mang thai hay không?” là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều. Tuy nhiên, chưa có cuộc nghiên cứu nào chỉ ra vacxin tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và đậu thai của mẹ. 

Với các trường hợp bà bầu bị chó cắn, cần tiến hành tiêm phòng dại ngay lập tức dưới sự theo dõi của bác sĩ. Các loại vacxin tiêm phòng dại không hề có bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của thai nhi. Bởi nếu gặp phải chó dại thì nguy cơ tử vong của mẹ bầu ở mức khá cao. 

Bà bầu bị chó cắn nên tiêm phòng dại để tránh nguy hiểm đến sức khỏe

Vậy nên, hãy cẩn trọng với sức khỏe của bản thân để tránh gặp phải tình trạng xấu sau khi bị chó cắn. Mẹ có thể tìm hiểu tiêm phòng vacxin tại các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng quốc gia. Và hãy tham khám bác sĩ để được tư vấn những điều tốt nhất. Đồng thời mẹ cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, một thai kì an toàn. 

Qua những thông tin vừa chia sẻ ở trên phần nào đã giúp các mẹ bầu giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề mang thai bị chó cắn có sao không và cách xử lý khi bị chó cắn hay có nên tiêm phòng hay không. Chúc tất cả các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây