10+ Dấu hiệu stress sau sinh không thể bỏ qua

0
218

Vấn đề các mẹ bỉm bị stress sau sinh hiện nay được rất nhiều các mẹ quan tâm, bởi nó có thể mang đến rất nhiều hệ lụy xấu khó lượng. Do đó, chúng tôi sẽ liệt kê những dấu hiệu  để các mẹ bỉm có thể nhận biết để phòng tránh.

Các dấu hiệu stress sau sinh

Luôn cảm thấy căng thẳng và hay lo lắng

Các mẹ sau sinh thường có các suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn bình thường. Thường lo lắng suy nghĩ đến sự phát triển của con hay sự hồi phục sức khỏe sau sinh. Mẹ luôn nghĩ làm thế nào để con bú no, ngủ kỹ và con khóc phải dỗ như thế nào… Và khi những lo lắng này xuất hiện thường xuyên có thể sẽ chuyển thành ám ảnh. Vì thế đây là một dấu hiệu của stress sau sinh khá nguy hiểm.

dau-hieu-stress-sau-sinh-5

Phụ nữ sau sinh luôn thấy lo lắng và căng thẳng là biểu hiện của stress

Xem thêm: Phục hồi sau sinh mổ: Tác dụng lợi ích của xông hơ cho mẹ sau sinh mổ

Suy nhược cơ thể

Rất nhiều sản phụ luôn cảm thấy bất an và mệt mỏi mà không thoát ra được dù không thể biết nguyên nhân là gì. Cho nên họ dễ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, nếu để lâu dần sẽ gây suy nhược cơ thể. Hơn nữa việc tâm trạng bất ổn, ăn không ngon hay ngủ không yên sẽ khiến cho mẹ bỉm càng ngày càng mệt mỏi hơn.

Rối loạn giấc ngủ

Nhiều mẹ sau sinh chẳng thể chợp mắt được dù rất muốn ngủ cho dù con yêu đang ngủ ngon lành. Đa phần những trường hợp này thì các mẹ luôn cảm thấy thao thức và khó chìm vào giấc ngủ cho dù họ đang phải bận rộn chăm con hay không. Vì thế, đây cũng là một trong những dấu hiệu của tình trạng stress sau sinh.

dau-hieu-stress-sau-sinh-1

Dấu hiệu của stress sau sinh là mẹ bỉm không ngủ được dù rất muốn ngủ

Xem thêm: Bí quyết kiêng cữ sau sinh theo dân gian liệu có đúng?

Mất tập trung

Phụ nữ sau sinh thường ở nhà với con, ít ra ngoài nến sẽ cảm thấy rất bí bách không thoải mái do đó thường mất tập trung và khó có thể tập trung vào một việc nào đó hay kể cả là thư giãn cũng sẽ là một biểu hiện của stress sau sinh.

Khó gắn kết với con

Thời gian dài khi mang thai thì mẹ luôn mong ngóng đến ngày được gặp con yêu. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố như áp lực, căng thẳng, stress sau sinh khiến cho mẹ bỉm có các suy nghĩ khó gắn kết được với con. Nếu tình trạng này kéo dài một thời gian dài, thì mẹ hãy nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để có thể giải tỏa tâm lý và được hướng dẫn các cách để cải thiện tình trạng này.

Rối loạn ăn uống

Dấu hiệu bị stress sau sinh có thể là việc mẹ chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc có nhiều trường hợp thì mẹ lại ăn nhiều hơn so với bình thường. Do có sự thay đổi về hormone cũng như tâm lý khiến mẹ bị rối loạn ăn uống.Nếu như mẹ bỉm thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như mất ngủ và lo âu… thì hãy nên đi khám.

Suy giảm ham muốn

Sau khi sinh thì sự suy giảm đột ngột về hormone estrogen sẽ khiến nhiều chị em mất hứng thú với thú với việc chăn gối. Về lâu dài tình trạng này sẽ khiến tạo khoảng cách giữa 2 vợ chồng lâu dần sẽ khiến chị em bị stress.

dau-hieu-stress-sau-sinh-4

Stress sau sinh khiến phụ nữ sau sinh giảm ham muốn chăn gối

Xem thêm: Bật mí những nguyên tắc “vàng” nuôi con khỏe mạnh thông minh 

Thường né tránh người khác

Một trong những dầu hiệu của stress sau sinh là các mẹ bỉm thường thu mình lại và né tránh người khác. Dù việc chăm sóc con khó khăn, vất vả và căng thẳng nhưng lại không muốn nhận sự giúp đỡ từ người khác do cảm thấy không an tâm khi giao con cho người khác.

Hay cáu gắt

Dấu hiệu của stress sau sinh thường thấy là tâm trạng của các mẹ thường “sáng nắng chiều mưa”, hay nổi giận và cáu gắt, dễ nổi nóng với chồng, con hay là các thành viên khác trong gia đình, cũng như không làm chủ được cảm xúc của mình cho dù chỉ là một vấn đề nhỏ.

Có các ý nghĩ tiêu cực

Sau sinh khi dẫn đến các thay đổi về cơ thể cũng như tâm lý khi thiếu sự quan tâm từ gia đình cũng như từ người chồng. Đặc biệt là khi chăm sóc con khi bé gặp phải các vấn đề về sức khỏe hay biếng ăn cũng sẽ khiến cho các mẹ bỉm có các ý nghĩ tiêu cực.

Nguyên nhân của tình trạng stress sau sinh

dau-hieu-stress-sau-sinh-2

Nguyên nhân của tình trạng stress sau sinh

  • Mẹ bỉm thường bị áp lực trong việc chăm sóc con 

Căng thẳng, áp lực trong việc nuôi dạy con cái là điều mà rất nhiều bậc phụ huynh gặp phải và đặc biệt là các mẹ lần đầu nuôi dạy con. Việc trẻ hay quấy khóc về đêm hoặc khi mắc các bệnh cũng sẽ khiến tâm lý các mẹ bỉm hoang mang và đặc biệt khi mà mẹ bỉm phải chăm con 1 mình mà không có sự giúp đỡ của các ông bố hay người thân thì rất dễ bị stress sau sinh.

  • Có sự thay đổi cơ thể

Nồng độ estrogen, progesterone và hormone trong tuyến giáp của các mẹ sau sinh sẽ giảm đột ngột, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của các mẹ bỉm. Ngoài ra, thì các vấn đề như tăng cân, rạn da và ngực chảy xệ sau khi sinh cũng khiến các mẹ bỉm tự ti về bản thân hơn.

  • Sức khỏe kém sau khi sinh

Sau khi sinh thì sức khỏe của các mẹ thường sẽ giảm rõ rệt do mất máu quá nhiều trong quá trình sinh con. Ngoài ra, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ bỉm sau sinh không đầy đủ khiến sức khỏe của mẹ sau sinh cũng lâu hồi phục hơn. Do đó, khi sức khỏe yếu là điều kiện thuận lợi khiến mẹ bỉm dễ bị stress.

Một số cách khắc phục tình trạng stress sau sinh

dau-hieu-stress-sau-sinh-3

Nên quan tâm vợ và chia sẻ chăm con và việc nhà cùng vợ là biện pháp hữu hiệu

Vấn đề bị stress sau sinh phải làm sao cũng được rất nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm. Vì stress sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các mẹ nếu không kịp thời phát hiện và khắc phục sớm sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp mà mẹ bỉm nên tìm hiểu.

  • Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân cũng như là từ các ông chồng.
  • Thay đổi một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất.
  • Hãy lập thời gian biểu một cách khoa học để chăm sóc cho con.
  • Đừng quá khắt khe với con
  • Cũng không nên tự so sánh bản thân mình với người khác.
  • Hãy bỏ thời gian để tự chăm sóc lại bản thân.
  • Nên đi thăm khám bác sĩ tâm lý nếu thấy bản thân có các biểu hiện trên

Bài viết đã chỉ ra những dấu hiệu stress sau sinh rất dễ nhận biết. Từ đó hy vọng các mẹ bầu có thể nhận biết các biểu hiện của việc stress sau sinh để có các phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả tránh các hệ lụy không đáng có sau này.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây