Bà bầu ngồi gập bụng có sao không? ngồi gập bụng khi mang thai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ở bài viết sau đây để giải đáp những câu hỏi này. Đồng thời, mẹ hãy tích lũy thêm kiến thức thai sản chăm sóc thai nhi an toàn nhé!
Bà bầu ngồi gập bụng có sao không?
Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu, bởi tư thế ngồi gập bụng, mẹ thường gặp phải do tính chất công việc văn phòng, nội trợ gia đình,….
Theo các chuyên gia, ngồi gập bụng khi mang thai là điều không hề tốt. Tư thế này không chỉ tạo áp lực khiến mẹ khó khăn trong việc vận động, ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây nguy hại đến thai nhi. Cụ thể, nó sẽ để lại vết tích vĩnh viễn trên cơ thể mỏng manh, mềm yếu của bé.
Như vậy, từ những hệ quả kể trên, mẹ bầu tốt nhất không nên ngồi gập bụng. Thay vào đó, mẹ nên thực hiện những tư thế ngồi an toàn và thoải mái cho cơ thể.
Mẹ không nên ngồi gập bụng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi
Những thế ngồi xấu khác mẹ bầu cần nên tránh
Bên cạnh tư thế ngồi gập bụng khi mang thai, mẹ cũng nên tránh các tư thế ngồi xấu dưới đây:
- Ngồi vắt chéo chân: Tư thế này khiến dây thần kinh ở đùi dễ bị chèn ép, sưng phù. Lâu dần dẫn đến viêm khớp, thoái hóa cột sống.
- Tư thế nửa nằm nửa ngồi: Tuy là tư thế mang lại thoải mái cho mẹ bầu nhưng lại gây áp lực rất lớn lên cột sống. Đây cũng là lý do tại sao mẹ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.
- Ngồi không tựa lưng: Chứng đau lưng khi mang thai vốn đã khiến mẹ bầu khó chịu kết hợp thêm tư thế này lại càng gây áp lực lên lưng.
Ngồi không tựa lưng cũng là tư thế xấu mẹ bầu nên tránh
Tham khảo các tư thế ngồi an toàn cho mẹ bầu
Sau khi giải đáp câu hỏi bà bầu ngồi gập bụng có sao không thì bà bầu ngồi như thế nào để đảm bảo an toàn nhất?
- Tư thế chuẩn nhất là mẹ ngồi thẳng lưng, vai và hông nép sát thành ghế. Tay mẹ để trên đùi hoặc tay cầm ghế.
- Trước khi ngồi, mẹ nên điều chỉnh độ cao ghế cho phù hợp. Không nên để quá cao hoặc quá thấp gây phù nề, đau chân, ảnh hưởng cột sống.
- Mẹ nên chuẩn bị một chiếc gối tựa nhỏ để sau eo hạn chế tình trạng đau lưng. Cũng như lúc mệt mỏi, mẹ có thể ngả lưng nghỉ ngơi.
- Không nên ngồi quá lâu, nhất là tư thế ngồi xổm, ngồi gập bụng hay ngồi quỳ. Mẹ nên thay đổi bằng cách thoát khỏi tư thế. Cứ mỗi 45 phút, mẹ đứng dậy đi lại để máu huyết lưu thông cũng như tránh bệnh trĩ.
- Khi chuyển từ thế đứng sang ngồi, mẹ nên từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi “Bà bầu ngồi gập bụng có sao không? Có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?.” Hy vọng các thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp mẹ tích lũy được kinh nghiệm hữu ích trong quá trình mang thai.
Việc chọn đúng tư thế ngồi không chỉ giúp mẹ giảm đau nhức, mệt mỏi mà còn giúp bé phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Do đó, mẹ hãy lưu ý và chọn đúng tư thế nhé!
Xem thêm: Theo quan niệm dân gian, tại sao bà bầu không nên ngồi trước cửa?