Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng rất nhiều các thai phụ thường gặp phải. Tuy nhiên, đại đa số các mẹ bầu không biết nguyên nhân vì sao mình bị như vậy nên sẽ khó tránh khỏi việc lo lắng. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm Học Tiền Sản sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ về bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm
Rất có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bụng khó chịu ở bà bầu. Nhưng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào chính nguyên nhân gây ra:
Ốm nghén là tình trạng đa số mẹ bầu thường gặp phải trong thai kỳ
<<Xem thêm>>: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho con
Không nguy hiểm
Căng tức bụng trên
3 tháng đầu khi mang thai, rất nhiều các thai phụ cảm thấy căng tức phần bụng trên đây là hiện tượng vô cùng bình thường không đáng lo ngại vì:
Trứng làm tổ trong tử cung
Sau khi thụ thai thành công, trứng bắt đầu quá trình làm tổ ở tử cung nên bám vào phần niêm mạc tử cung. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng căng tức bụng trên trong tháng đầu của thai kỳ. Hiện tượng này sẽ không kéo dài quá lâu nên mẹ cũng không cần lo lắng.
Dây chằng bị căng
Sự phát triển của thai nhi sẽ làm cho tử cung to dần, cơ và dây chằng cũng sẽ bị chèn ép từ đó sinh ra các hiện tượng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu.
Ốm nghén
Để có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi, lượng hormone progesterone và estrogen sẽ tăng lên. Đây chính là lý do khiến cho mẹ bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi ốm nghén, mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy căng tức ở bụng.
Táo bón
Khi mang thai sự phát triển của tử cung sẽ khiến cho hoạt động tiêu hóa ảnh hưởng không nhỏ niên nhiều thai phụ sẽ mắc tình trạng táo bón. Sự thay đổi của hormone trong cơ thể mẹ bầu cũng khiến làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại và kết quả là mẹ bầu sẽ cảm thấy căng tức bụng, khó tiêu, đầy hơi, , táo bón,…
Căng tức ở bụng dưới
Căng tức bụng dưới khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu, kèm theo đau bụng âm ỷ. Tình trạng này khi bắt đầu thụ thai vào làm tổ ở tử cung nên mẹ bầu sẽ có những cơn đau bụng lâm râm và tương đối giống ngày “đèn đỏ” nhưng hiện tượng này chỉ kéo dài 2 – 3 ngày và thi thoảng mới xuất hiện lại.
<<Xem thêm>> Bác sĩ giải đáp đau bụng dưới khi mang thai có sao không?
Trường hợp nguy hiểm
Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu mà kèm các biểu hiện sau thì cần được bác sĩ thăm khám ngay:
Bụng khó chịu khi mang thai kèm các biểu hiện lạ
- Đau bụng dữ dội và kèm theo đó là ra máu đen, ngất xỉu, buồn nôn….(hiện tượng mang thai ngoài tử cung)
- Tử cung co thắt đau bụng cuộn thành từng cơn và không thuyên giảm kèm theo khó thở,…( hiện tượng sảy thai sớm)
- Đau bụng và kèm theo tăng huyết áp
- Thường xuyên muốn đi tiểu, đau ở bàng quang, bụng căng tức và khó chịu
- Đau bụng ở phần hố chậu, buồn nôn kèm theo sốt
Cũng có một số nguyên nhân ý gặp hơn như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, khối u buồng trứng… Những bệnh lý này thường gây đau quặn ở bụng dưới và với cường độ khác nhau. Đôi khi sẽ tự thuyên giảm dần dần.
Nên làm gì khi bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu không thể biết chính xác là vì sao bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu cơn đau thường xuất hiện lại thì tốt nhất là mẹ bầu cần nên khám bác sĩ sản khoa để có thể được tư vấn chính xác.
Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu không quá làm gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ làm gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Vì vậy có thể giảm hiện tượng này, mẹ có thể áp dụng biện pháp sau:
Tập các bài tập yoga tốt cho cả mẹ và bé
- Tập các bài tập yoga cho bà bầu
- Tắm nước ấm để có thể làm cho cơ thể thư giãn
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều bữa ăn trong một ngày không nên ăn quá no.
- Hạn chế ngồi hay ở yên một tư thế trong thời gian dài
Lưu ý
Tâm lý chung khi nhiều mẹ bầu mắc hiện tượng bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu thường hay hoang mang lo lắng. Vì thế mà mẹ không nên tùy tiện tìm hiểu các sản phẩm thuốc mà chưa hiểu rõ mình bị như vậy. Khi gặp các triệu chứng mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để có thể được chỉ định cách khắc phục phù hợp nhất
Xem thêm: