Kiến thức cho trẻ ăn dặm mà ba mẹ chắc chắn phải biết 

0
211
kien-thuc-cho-tre-an-dam

Ăn dặm luôn được coi là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên của bé. Ăn dặm không chỉ giúp cơ thể mà tất cả các giác quan của bé được làm quen với nhiều thực phẩm. Nếu cha mẹ mới có con lần đầu và gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc cho bé ăn dặm thì hãy tham khảo những kiến thức cho trẻ ăn dặm hữu ích dưới đây nhé!

Trẻ ăn dặm khi nào? 

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu ăn dặm vào khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, 6 tháng tuổi là thời điểm hợp lý nhất. Bởi trẻ có thể ngồi và kiểm soát đầu tốt, có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai, tò mò với thức ăn mới,…. 

Đa phần các thực phẩm trong bữa ăn dặm sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng mà trẻ không tiếp nhận được chỉ qua sữa. Cha mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu đó là tinh bột (gạo, ngô,…) – chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…) – chất béo (lạc, vừng,…) – chất xơ, vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây tươi,….)

Hiện nay có 2 phương pháp ăn dặm chính là phương pháp tự chỉ huy và truyền thống. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm và cách tiếp cận với trẻ khác nhau. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ hoặc bạn bè, người thân để có quyết định tốt nhất cho thời kỳ ăn dặm của bé.

kien-thuc-cho-tre-an-dam

6 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm 

Kiến thức cho trẻ ăn dặm đúng cách, hiệu quả 

Dưới đây là một số kiến thức cho bé ăn dặm hữu ích, cha mẹ nên lưu ý và áp dụng đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, cũng như giúp quá trình ăn dặm hiệu quả. 

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm 

Như đã chia sẻ ở trên, thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm từ khi mới 4 tháng tuổi. Việc cho ăn dặm quá sớm, có thể khiến bé tăng nguy cơ mắc béo phì, dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn non yếu, thận và dạ dày bị tổn thương do hoạt động quá tải, bé dễ bị sặc, nghẹn, tắc nghẽn đường thở hay bé dễ chán sữa mẹ, bú ít gây thiếu hụt dinh dưỡng,…. 

Ở tháng thứ 6, bé sẽ có một số dấu hiệu “bật đèn xanh” để cho cha mẹ biết bé đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm như: 

  • Bé thường xuyên đói bụng, đòi bú dù mới bú cách đó không lâu hoặc đã bú no. 
  • Bé thường xuyên bắt chước động tác nhai tóp tép giống người lớn, đùn lưỡi. 
  • Bé thường xuyên thức giấc, khóc đòi ăn đêm nhiều hơn. 
  • Cha mẹ có thể đưa muỗng gần miệng bé, nếu bé cố gắng mở miệng thay vì phản xạ đẩy muỗng. 
  • Khi có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn, bé sẽ cố gắng đưa tay ra với và đưa thức ăn vào miệng “gặm nhấm”.

Kiến thức ăn dặm cho bé – Ăn từ loãng tới đặc, từ ngọt tới mặn 

Dạ dày của bé cần thời gian để thích nghi với thực phẩm mới, do đó cha mẹ hãy ghi nhớ nguyên tắc ăn từ loãng tới đặc, ăn từ ngọt tới mặn. 

Ngoài ra, cha mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn uống khoa học, ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa bé từ từ thích nghi cũng như dễ dàng hấp thu dưỡng chất tốt hơn. 

Cha mẹ nên cho bé bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 5ml mỗi lần giới thiệu món mới. Sau đó, tăng dần lượng khi bé thích thú và đã thích ứng với món ăn. Tuy nhiên, mỗi ngày cha mẹ lưu ý không nên cho bé ăn vượt qua 8 muỗng (muỗng 5ml). 

kien-thuc-cho-tre-an-dam-03

Cha mẹ nên nhớ kiến thức cho bé ăn dặm: Ăn từ loãng tới đặc, từ ngọt tới mặn 

Cho bé ăn dặm từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm 

Thông thường, bé cần thời gian 5 – 7 ngày để làm quen với thực phẩm mới. Vì vậy, cha mẹ hãy kiên nhẫn cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để bé làm quen cũng như theo dõi bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không. 

Sau giai đoạn này, cha mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm một cách hợp lý để bé thưởng thức mùi vị đa dạng cũng như cơ thể bé tăng cường dưỡng chất. 

kien-thuc-cho-tre-an-dam-01

Khi bé đã thích nghi với ăn dặm, cha mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm khác nhau 

Không nêm gia vị vào món ăn dặm 

Đây là kiến thức cho trẻ ăn dặm quan trọng, cha mẹ nên lưu ý. Tuyệt đối cha mẹ không nên thêm gia vị mắm, muối vào món ăn dặm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới thận mà còn khiến thay đổi vị giác của bé. 

kien-thuc-cho-tre-an-dam-02

Cha mẹ không nên nếm gia vị mắm, muối vào đồ ăn dặm của bé 

Một số kiến thức khác cho trẻ ăn dặm 

  • Cha mẹ nên lựa chọn nguyên liệu hữu cơ sạch, an toàn chế biến đồ ăn dặm cho bé. 
  • Dụng cụ chế biến và đồ đựng thức ăn cần được rửa sạch, khô ráo, tiệt trùng. 
  • Nếu bé tỏ thái độ không hợp tác, không muốn ăn, cha mẹ không nên thúc ép trẻ mà thay vào đó mẹ cho bé bú nhiều. Việc ép ăn khiến hình thành tâm lý tiêu cực, sợ việc ăn dặm. 
  • Số lượng bữa ăn dặm 1 bữa/ ngày ở tháng thứ 6, khi bé sang tháng thứ 7, cha mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ ngày. Thời điểm thích hợp ăn là khoảng 10 giờ sáng. 
  • Thứ tự ăn các nhóm thực phẩm sẽ lần lượt là ngũ cốc (cháo trắng) – rau củ nghiền nhỏ (các loại củ khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bơ,…) – Thịt, trứng, cá xay nhuyễn – Chất béo (dầu oliu, dầu mè, dầu gấc) 
  • Trước khi cho bé ăn dặm, cha mẹ nên làm nguội bớt nhiệt tránh bé bị phỏng lưỡi. 

Mong rằng với những kiến thức cho trẻ ăn dặm trong bài viết trên sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Để bé tập ăn dễ dàng, cha mẹ hãy tham khảo và áp dụng đúng cách những điều trên để bé khỏe mạnh, đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ dinh dưỡng nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây