Top 7 những dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu

0
270
dau-hieu-thai-phat-trien-tot-3-thang-dau-1 copy

Ba tháng đầu được coi là thời điểm cực kỳ nhạy cảm đối với mẹ bầu. Bởi cơ thể bắt đầu có những thay đổi để có thể thích nghi dần với việc mang thai. Vậy dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu. Dưới đây Học Tiền Sản chia sẻ top dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu để có thể các mẹ bầu có thể nắm được nhé.

Sự hình thành và phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Ba tháng đầu khi mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Ngay sau khi thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp được diễn ra để hình thành nên một em bé. Mặc dù là 3 tháng đầu nhưng thai nhi vẫn sẽ có những phát triển nhất định.

Trứng thụ tinh di chuyển vào tử cung

Sau khi thụ tinh thành công, trứng tạo thành hợp tử và di chuyển vào buồng tử cung.  Chọn một vị trí phù hợp trên niêm mạc tử cung để tiến hành làm tổ. Khi đã nằm cố định bên trong tử cung, hợp tử sẽ bắt đầu phân chia và phát triển các tế bào tạo thành túi phôi.

Phát triển thành thai

Khi đã làm tổ cố định ở niêm mạc tử cung bắt đầu phân thành hai nhóm. Một phần túi phôi sẽ phát triển thành thai, một phần hình thành để đưa dưỡng chất từ cơ thể mẹ vào nuôi thai nhi.

Đến tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai phát triển và tạo 3 lớp: Nội bì, trung bì và ngoại bì. Từ đây các bộ phận của cơ thể sẽ dần được hình thành. Lúc này thì quá trình thụ thai đã diễn ra thành công.

Các cơ quan hình thành

Đến tuần thai thứ 6 thai kỳ thai nhi phát triển sẽ có hình dạng giống như con nòng nọc. Các cơ quan bộ phận lúc này sẽ phát triển phức tạp hơn. Từ tuần thứ 7 của thai kỳ trở đi khi siêu âm thai, mẹ sẽ nghe được nhịp tim lần đầu tiên của bé.

Đến tuần thứ 9 thai kỳ, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 23mm. Các cơ quan đã được hình thành ở mức cơ bản..

Khi kết thúc tam cá nguyệt thứ thai nhi đã có đầy đủ các bộ phận quan trọng. Hầu hết thai nhi ở giai đoạn này trong bụng mẹ sẽ có vị trí hướng lên trên, lưng hướng về phía dưới, bé sẽ nằm gọn thoải mái trong tử cung.

Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu

Hiện tượng ốm nghén

Ốm nghén là biểu hiện mang thai khá điển hình mà mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua. Khi mang thai thì nồng độ hormone hCG trong cơ thể của mẹ sẽ gia tăng. Sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến cho mẹ không kịp thích nghi và gây ra triệu chứng ốm nghén. Khi ốm nghén, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều người có cảm giác buồn nôn và trở nên nhạy cảm với mùi vị.

Sang tháng thứ 4 của thai kỳ thì tình trạng nghén sẽ giảm dần. Song nếu tình trạng nghén vẫn gia tăng mẹ cần thăm khám và nhận hỗ trợ từ bác sĩ để phòng tránh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

Cân nặng tăng ổn định

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cân nặng của mẹ tăng cho thấy thai nhi vẫn hấp thu dinh dưỡng và phát triển ổn định. Tùy theo vào thể trạng của từng mẹ bầu mà mức độ tăng cân sẽ có sự khác biệt. Nếu mẹ có thể trạng bình thường thì ở ba tháng đầu thai kỳ, trung bình mẹ mỗi tuần sẽ tăng khoảng từ 0,3 – 0,5kg.

Các chỉ số phát triển bình thường

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ nên nhớ mốc khám thai quan trọng từ 8 – 13 tuần. Trong mốc khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xét nghiệm kiểm tra sức khỏe của em bé.

Các chỉ số nằm trong mức bình thường là dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi đang phát triển ổn định. Ngoài ra, sau các mốc thăm khám này, mẹ cần thực hiện đầy đủ các mốc thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để có thể theo dõi toàn diện sức khỏe của thai nhi.

Cảm thấy nhức mỏi

Cảm giác nhức mỏi sẽ xuất hiện trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, tử cung của mẹ bầu sẽ tăng thể tích để phù hợp với sự phát triển của bé. Điều này sẽ gây ra sức ép lên các khu vực xung quanh trong đó có vùng xương chậu, các dây thần kinh, mạch máu,… Đây cũng là lý do khiến mẹ luôn cảm thấy mỏi lưng, tê chân,… Các dấu hiệu này xuất hiện nhiều hơn khi càng về những tháng cuối của thai kỳ.

Bụng ngày một lớn thêm

Đây có lẽ cũng là điều mà mẹ bầu nào thấy khi mang thai. Thai nhi phát triển đầy đủ và hấp thu dưỡng chất từ mẹ sẽ lớn lên. Đồng thời thì thể tích nước ối, bánh nhau cũng thể tích máu cũng như sự tăng cân tự nhiên khiến vòng bụng của mẹ to hơn.

Đường huyết ổn định

Đường huyết tăng cao hoặc quá thấp cũng có thể gây nên ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đường huyết cao là biểu hiện của chứng tiểu đường thai kỳ. Có thể gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Đường huyết quá thấp cho thấy mẹ bầu đang không được cung cấp đủ chất. Chính vì thế, lượng đường huyết ổn định là một tín hiệu tốt cho thai kỳ.

Căng tức ngực

Căng tức ngực là biểu hiện của việc mẹ đã bắt đầu quá trình tiết sữa non. Ngực sẽ bị căng tức và cương cứng trong thời gian thai kỳ và khi cho con bú. Tuy gây ra cảm giác khó chịu và nặng nề nhưng đây là tín hiệu vui mừng cho mẹ và bé.

Những điều cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Dù những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu nêu trên nhưng mẹ vẫn phải cần duy trì lối sống khoa học và vận động điều độ. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thăm khám định kỳ

Ở mỗi mốc thời gian mang thai mẹ nên thăm khám để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi. Thăm khám định kỳ giúp mẹ phát hiện sớm những bất thường ở bé và theo dõi sức khỏe để có sự can thiệp phù hợp kịp thời.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ những chất như đạm, đường bột, chất béo và protein. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung axit folic để phòng chống dị tật ở thai nhi. Sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong thời gian mang thai để ngừa các nguy cơ thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua các thực phẩm như rau củ quả để giúp thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Xem thêm: 10 loại thức ăn gây dị tật thai nhi mẹ nên tránh

Nghỉ ngơi và vận động hợp lý

Ngoài các chế độ ăn uống thì nghỉ ngơi và vận động hợp lý cũng là điều mà mẹ bầu rất quan tâm. Trong ba tháng đầu mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh đi lại nhanh hay vận động mạnh bởi lúc này thai nhi rất dễ bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Mẹ nên đi chuyển nhẹ nhàng tham gia các hoạt động như đi bộ hay tập yoga ở mức độ phù hợp. Song song với đó, mẹ cũng cần duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya.

Trên đây là một số những dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên , mẹ sẽ hiểu hơn về thai kỳ và không quá lo lắng không cần thiết. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây