Khó thở khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến đối với các thai phụ bởi lúc này cơ thể của phụ nữ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường. Biểu hiện khó thở khi mang thai sẽ làm thai phụ lo lắng, nhất là khi về đêm. Vậy triệu chứng khó thở khi mang thai có thực sự đáng ngại không?
Khó thở khi mang thai
Khó thở khi mang thai là một trong những tình trạng không phải chỉ đến những tháng cuối thai kỳ mẹ mới cảm nhận được mà nó có thể xuất hiện ngay cả trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là triệu chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu và nó có thể sẽ song hành cùng mẹ trong suốt quá trình mang thai.
Khó thở xuất hiện những tháng của thai kỳ
Tình trạng này sẽ gây khó chịu, mệt mỏi nhưng hầu hết không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi nên mẹ bầu không nên quá lo lắng. Hãy chăm sóc sức khỏe bằng những bài tập luyện nhẹ nhàng và chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất.
Ngoài ra, trong một số ít trường hợp tình trạng khó thở có thể do một số bệnh lý gây ra. Do đó nếu tình trạng khó thở khi mang thai nghiêm trọng, hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường thì mẹ nên thăm khám ngay với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.
Khó thở khi mang thai có nguy hiểm?
Các nguyên cứu cho thấy có đến 60 – 70% thai phụ bị khó thở trong tam cá nguyệt thứ nhất, thứ 2 hoặc thứ 3 hầu hết đều là triệu chứng bình thường khi mang thai, nó có thể sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ.
Ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, tuy thai nhi trong quá trình phát triển chưa đủ lớn để gây ra các vấn đề về hô hấp nhưng sự gia tăng của hormone progesterone sẽ kích thích hô hấp, làm tăng nhu cầu cung cấp dưỡng khí sinh ra khó thở ở mẹ. Sang tam cá nguyệt thứ hai, tử cung phát triển nhiều hơn, cách thức hoạt động của tim cũng một số thay đổi có sự thay đổi tim phải bơm mạnh hơn nên khiến việc thở gặp khó khăn. Vào tam cá nguyệt thứ ba, nếu đầu của con nằm dưới xương sườn hay ấn vào cơ hoành của mẹ thì cũng sẽ khiến mẹ bị khó thở.
Ảnh hưởng tình trạng khó thở gây ra đó là khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nếu khó thở gây ra do sự tác động của thai kỳ thì không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, nó sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Những trường hợp khó thở do thiếu máu hoặc xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý khác thì cần được đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, theo dõi để có phương án xử trí hiệu quả, tránh những ảnh hưởng xấu dẫn đến cho mẹ và bé.
Khó thở khi mang thai phải làm gì?
Thời điểm cần gặp bác sĩ
Mặc dù việc khó thở khi mang thai hầu hết trường hợp không nguy hiểm nhưng nếu có một số những biểu hiện dưới đây, tốt nhất mẹ bầu cần nên gặp bác sĩ ngay:
– Nhịp tim tăng bất thường.
– Thở khò khè (kéo dài).
– Khó thở và kèm theo đau tức ngực.
– Môi, chân, ngón tay chuyển màu.
Một số các biện pháp khắc phục tại nhà
-Nghỉ ngơi
Khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu nên ngơi và dừng các hoạt động thể chất, tập hít thở sâu và đều để điều.
-Vận động nhẹ nhàng
Đi bộ vừa phải, tập yoga bầu,… là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng khó thở, điều hòa nhịp tim. Những bài tập hít thở cũng rất tốt cho quá trình hô hấp. Đây là những bài tập và được kiểm chứng rõ rệt và hiệu quả.
Tập các bài tập yoga khắc phục tình trạng khó thở
-Thay đổi tư thế
Mẹ bầu cũng có thể điều chỉnh tư thế để có thể việc thở trở nên dễ hơn. Tư thế đứng hoặc giữ thẳng lưng nó giúp phổi có được khoảng không để tiếp nhận oxy. Hoặc nếu khó thở vào buổi đêm khi ngủ thì mẹ bầu có thể chèn gối vào thân trên, lưng để có thể hạn chế áp lực mà thai nhi gây lên phổi. Ngoài ra việc nằm nghiêng về bên trái cũng giúp cải thiện tình trạng khó thở bởi lúc này tử cung không đè lên động mạch chủ.
Mặc dù phần lớn các trường hợp khó thở khi mang thai không có nguy hại nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Nếu thấy tình trạng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác thường thì nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và theo dõi.
Xem thêm: