Nhiều người cứ lầm tưởng buồn nôn và nôn là biểu hiện của ốm nghén nhưng khi mang thai, điều này đúng nhưng mà chưa đủ. Khi ốm nghén đa phần gặp phải hiện tượng như nôn và buồn nôn, là hiện tượng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên thì ốm nghén có nhiều hình thức khác nhau và cấp độ nặng nhẹ. Bài viết dưới đây sẽ cho mẹ biết các kiểu nghén khi mang thai.
Các kiểu nghén khi mang thai
Ốm nghén nhẹ
Ốm nghén nhẹ khi mang thai sẽ thường ở mức độ nhẹ nhàng không kéo dài. Các biểu hiện của nghén không kéo dài cũng không quá làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu.
Ốm nghén nhẹ thường sẽ không nôn nhưng thỉnh thoảng lại cảm thấy buồn nôn nhưng không liên tục. Đôi lúc cơ thể mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và xuất hiện chứng đầy hơi, vẫn ăn uống bình thường nhưng lại nhạy cảm với thức ăn có mùi.
Ốm nghén nặng
Ốm nghén nặng thường sẽ gây nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt của mẹ. Lúc này mẹ không chỉ có cảm giác buồn nôn mà xảy ra tình trạng nôn ói xuất hiện nhiều trong ngày. Mẹ thường rất nhạy cảm với mùi đồ ăn nôn khan, khó kiểm soát tình trạng nôn mửa liên tục. Cơ thể trở nên mệt mỏi và thiếu năng lượng không ăn uống được nhiều.
Xem thêm: Top 5 cách giảm buồn nôn khi mang thai hiệu quả
Ốm nghén ngủ
Nghén ngủ là tình trạng cơn buồn ngủ sẽ bất chợt ập đến mặc dù mẹ đã ngủ rất đủ giấc. Giấc ngủ của mẹ có thể kéo dài từ 10-12 tiếng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone progesterone sản sinh làm tác động đến benzodiazepine kích thích GABA từ đó làm mẹ buồn ngủ. Nghén ngủ thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những tháng giữa và cuối kỳ thì tình trạng này vẫn có thể xuất hiện nhưng nhẹ hơn.
Ốm nghén chua
Nghén chua là tình trạng mà mẹ thèm vị chua và có thể ăn đồ ăn có vị chua mạnh. Cơ thể mẹ thiếu acid tiết ra để tiêu hoá đồ ăn là nguyên nhân khiến mẹ nghén chua. Khi ăn chua mẹ có thể cải thiện được tình trạng tiêu hoá và kích thích ăn uống. Tuy nhiên mẹ cũng cần ăn chua vừa phải tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày và làm giảm độ pH trong cơ thể.
Ốm nghén ngọt
Ốm nghén ngọt là tình trạng mẹ thường thèm đồ ăn có vị ngọt như kẹo, bánh, socola, trà sữa… Hiện tượng nghén ngọt chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu kỳ.
Là hiện tượng khá bình thường và không nguy hiểm nếu mẹ biết cách tiết chế và ăn uống điều độ. Lưu ý nếu mẹ ăn quá nhiều đồ ngọt mẹ có thể bị tiểu đường thai kỳ, béo phì, cao huyết áp.
Ốm nghén cay
Mẹ bầu khi nghén cay sẽ thấy ăn ngon miệng hơn khi ăn những đồ ăn có vị cay. Tuỳ vào mức độ mà mẹ có thể ăn cay vừa đến rất cay mặc dù trước đây mẹ không thể ăn cay. Tuy nhiên cần phải kiểm soát và có chế độ ăn phù hợp bởi: việc ăn cay với sự phát triển của thai nhi cũng gây áp lực cho vùng chậu rất dễ gây ra bệnh trĩ. Nếu ăn nhiều đồ cay thì mẹ rất dễ bị đau dạ dày, ợ nóng hoặc khó chịu vùng bụng. Tử cung co bóp gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Chồng nghén hộ vợ
Chồng nghén hộ vợ là hiện tượng mà chồng cũng cảm thấy buồn nôn. Cơ thể đau nhức và thay đổi khẩu vị… giống như mình đang mang thai. Nguyên nhân có thể yêu thương vợ mà muốn chia sẻ những điều lo, lắng mệt mỏi khi vợ mang thai. Đây là hiện tượng tâm lý khá bình thường.
Xem thêm: Bước qua người chồng mấy lần để hết nghén
Thoát khỏi cơn ốm nghén như thế nào
Khi mang thai ốm nghén là một phần đặc trưng mà không thể thiếu khi mẹ mang thai. Vì thế, để có thể thoát khỏi các cơn ốm nghén thì hãy:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày có thể giảm cảm giác chán ăn.
- Bổ sung thêm nhiều tinh bột vào trong thực đơn của mình
- Tránh các thực phẩm có mùi nồng gây khó chịu hay đồ ăn dầu mỡ kích thích dạ dày, cafein…
- Duy trì tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và vận động thường xuyên nâng cao sức khoẻ.
- Đối với mẹ bầu ốm nghén nặng cần bổ sung thêm kẽm, sắt,vitamin B6, acid folic, các khoáng chất tránh thiếu hụt các dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như thai nhi phát triển bình thường.
Khi mẹ không kiểm soát tình trạng ốm nghén gây ảnh hưởng nghiêm đến tình trạng sức khỏe thì mẹ cần đến gặp ngay các bác sĩ và có phương án điều trị kịp thời.
Với Các kiểu nghén khi mang thai mẹ có thể phân biệt cũng như biết là mình đang ở hiện tượng nào. Thời gian ốm nghén khiến cho mẹ mệt mỏi và khó khăn, vì vậy mẹ cần phải ăn uống khoa học và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để mẹ và bé cùng khỏe mạnh nhé.